Thứ Ba

Giá xăng dầu hôm nay 23/2: Giá dầu giảm gần 1% do căng thẳng Nga và Ukraine

Giá xăng dầu hôm nay 23/2, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục giảm sau phiên giảm hôm qua trước những căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-23-2-gia-dau-giam-gan-1-do-cang-thang-nga-va-ukraine-20220223081516723.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 23/2 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 4/2022): 91,7 USD/thùng - giảm 76 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 5/2022): 93,5 USD/thùng - giảm 77 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 4/2022): 57,020 JPY/thùng - giảm 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Giá dầu tăng vọt khi cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine leo thang. Tuy nhiên, giá đã giảm khỏi mức cao nhất trong phiên giao dịch giữa buổi sáng trên Phố Wall.

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Vào tối thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các lực lượng tiến vào hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và nói rằng ông sẽ công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk.

Giá dầu thô của Mỹ có thời điểm tăng hơn 3% lên mức cao nhất là 96 USD. Hợp đồng kết thúc phiên cao hơn 1,4% ở mức 92,35 USD/thùng. Giá dầu Brent giao dịch ở mức cao 99,50 USD, trước khi chốt ở 96,84 USD/thùng, tăng 1,52%.

Căng thẳng gia tăng đã khiến thị trường lo lắng, khiến giá dầu tăng cao. Hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Mỹ tin rằng ông Putin đã quyết định thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine “trong những ngày tới”.

Nga đã xây dựng khoảng 150.000 quân dọc theo biên giới với Ukraine, và chính quyền Biden tuần trước cho biết rằng có tới 7.000 lính bổ sung đã tham gia.

Căng thẳng quân sự đã làm dấy lên lo ngại rằng Nga có thể chuẩn bị xâm lược Ukraine, gây ra lo ngại về việc Điện Kremlin sẽ lặp lại việc sáp nhập và chiếm đóng bất hợp pháp Crimea vào năm 2014.

Giá dầu thô gần đây đã vượt ngưỡng 90 USD/thùng, tăng hơn 20% trong năm nay và tăng hơn 80% kể từ đầu năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng đó cũng có thể là do các yếu tố khác như nguồn cung thắt chặt.

Hơn 5.000 tỷ đồng trái phiếu hé lộ về cái bắt tay của các tập đoàn đa ngành

 Trong giai đoạn 6/12/2021-14/2/2022, CTCP Tập đoàn R&H đã phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng vốn huy động của doanh nghiệp trong thời gian qua lên 5.150 tỷ đồng.


Trước đó trong năm 2021, doanh nghiệp này đã có ba đợt phát hành trái phiếu để bổ sung vốn hoạt động; thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty, đầu tư vào các công ty hoặc hợp tác kinh doanh, phát triển các dự án bất động sản (BĐS).

Toàn bộ số trái phiếu của R&H được phát hành trong năm cũ do một công ty chứng khoán mua lại. Hai lô trái phiếu gần nhất có giá trị 1.500 tỷ đồng do CTCP Chứng khoán Tiên Phong thu xếp.

R&H được thành lập vào đầu tháng 8/2019, ngành nghề chính là kinh doanh BĐS và có trụ sở tại Hà Nội. Trên website, R&H giới thiệu doanh nghiệp hoạt động đa ngành, gồm 6 lĩnh vực: M&A, đầu tư và phát triển BĐS cao cấp, xây dựng dân dụng công nghiệp và nội thất, đầu tư năng lượng sạch, đầu tư phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ và quản lý vận hành các khu nhà ở hạng sang.

Từ năm 2020, R&H bắt đầu đẩy mạnh phát triển lĩnh vực BĐS với ba phân khúc: Nghỉ dưỡng; đô thị và nhà phố; khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, doanh nghiệp tham gia làm nhà đầu tư/nhà phát triển/nhà đầu tư chiến lược hoặc đơn vị đồng hành phát triển các dự án như Grand Mercure Hạ Long Hotel & Resort, Parahills Resort, Grand Mercure Phú Yên, Viên Nam Ecolodge, Viên Nam Resort,...
Cái bắt tay của các tập đoàn đa ngành



Ông Trương Quang Minh, Chủ tịch HĐQT R&H, đồng thời là Chủ tịch HĐQT VINAHUD. (Ảnh: rhgroup.vn).

Từ vốn điều lệ 999 tỷ đồng tại thời điểm thành lập, R&H đã tăng vốn lên 1.450 tỷ đồng vào tháng 10 năm ngoái. Theo thông tin cập nhật gần nhất, doanh nghiệp do ông Trương Quang Minh làm Chủ tịch HĐQT. Cuối tháng 4/2021, ông Trương Quang Minh được bầu làm Chủ tịch CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị VINAHUD (Mã: VHD).

Tính đến nay, tập đoàn R&H có 8 công ty thành viên: CTCP R&H Invest, CTCP R&H Power, CTCP R&H Construction, CTCP Trồng cây kiểng xuất khẩu Phú Yên, CTCP Beru Group, CTCP Nghỉ dưỡng Viên Nam, Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế nội ngoại thất Lines Design, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phú Xuân Hải.

Trong đó, Beru Group là chủ đầu tư dự án Parahills Resort được giới thiệu ra thị trường vào cuối năm 2020. Dự án này ở Hòa Bình, có diện tích 67.000m2, bao gồm 135 biệt thự, khối khách sạn và khu dịch vụ tiện ích.

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Giá xi măng, sắt thép... tăng vượt dự báo của doanh nghiệp

Thời gian gần đây, thị trường vật liệu xây dựng đang tạo ra "cơn sốt" về giá sắt thép, xi măng, cát... Cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã thông báo điều chỉnh tăng giá bán lẻ từ 50.000 - 100.000 đồng/tấn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xi-mang-clynker-73.htm

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Giá xi măng, sắt thép... tăng vượt dự báo của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Diễn biến nguồn cung xi măn

Theo công ty Cổ phần xi măng VICEM Hoàng Mai thời gian qua, giá nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất xi măng như than, dầu... tăng đột biến, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

VICEM Hoàng Mai khẳng định đã cố gắng tiết giảm chi phí nhằm giảm giá thành sản xuất, tuy nhiên không thể bù đắp được tốc độ gia tăng của chi phí đầu vào.

Do vậy, VICEM Hoàng Mai quyết định điều chỉnh tăng giá bán 50.000 đồng/tấn (bao gồm thuế VAT) đối với tất cả các chủng loại xi măng của doanh nghiệp này.

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Giá xi măng, sắt thép... tăng vượt dự báo của doanh nghiệp - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp xi măng thực hiện điều chỉnh tăng giá sản phẩm từ 50.000 - 100.000 đồng/tấn.

Bên cạnh đó, khảo sát thị trường cũng cho thấy, dù giá sắt thép không biến động mạnh như thời điểm tháng 4/2021, song vẫn đang duy trì ở mức cao. 

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), cho hay thời gian này đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp xây dựng về tình trạng giá nguyên vật liệu xây dựng "leo thang". 

"Không chỉ xi măng mà giá một số sản phẩm sắt thép sau thời điểm giảm nhẹ so với mức đỉnh ở tháng 4/2021 đã tăng trở lại trong tháng 10. Điều này gây thiệt hại cho chủ đầu tư khi doanh nghiệp chủ yếu làm theo đơn giá cố định", ông Hiệp nói. 

Theo báo cáo ngành vật liệu xây dựng từ VIRAC Research, với nhóm ngành thép, giá thép xây dựng tăng mạnh trong năm 2021, bắt đầu chững lại trong quý III, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào gồm: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... đều đang ở mức cao.

Đồng thời, giá thép trong nước cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng tăng của thế giới. Nhu cầu nhập khẩu sắt, thép của Trung Quốc tăng đã tác động tăng giá sắt, thép toàn cầu. 

Ngoài ra, tại châu Âu và Mỹ, việc thiếu hụt nguồn cung sắt, thép do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thời gian giao hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kéo dài cũng là nguyên nhân chính khiến giá sắt, thép tăng mạnh.

Giá thép ở mức cao được hỗ trợ bởi mặt bằng giá nguyên liệu dù nguồn cung được đánh giá ổn định. Cùng với kỳ vọng nhu cầu tăng, VIRAC Research dự báo mặt bằng giá thép vẫn sẽ được duy trì ở mức khá cao cho tới cuối năm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/chu-tich-tap-doan-xay-dung-hoa-binh-gia-xi-mang-sat-thep-tang-vuot-du-bao-cua-doanh-nghiep-20211116103617512.htm

Thứ Tư

Nắm trong tay hàng chục nghìn tỷ tiền mặt và liên tục huy động vốn, các doanh nghiệp BĐS niêm yết đang nợ bao nhiêu?

 Novaland và Vinhomes là hai doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt lớn nhất nhóm bất động sản niêm yết với 16.250 tỷ đồng và 11.603 tỷ đồng.

Thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết tích cực sử dụng đòn bẩy thông qua phát hành riêng lẻ trái phiếu và cổ phiếu để mở rộng quỹ đất, phục vụ giai đoạn hậu COVID-19 cũng như chiến lược trung - dài hạn. Lượng tiền mặt và nợ vay của một số doanh nghiệp theo đó cũng tăng đáng kể so với đầu năm.

Theo thống kê của người viết đến hết tháng 9, 51 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết nắm giữ xấp xỉ 66.742 tỷ đồng tiền mặt, bao gồm tiền và các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (được ghi nhận ở khoản mục tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn). Con số này tăng 13,4% so với thời điểm đầu năm.

10 doanh nghiệp BĐS niêm yết nhiều tiền mặt nhất

Nguồn: https://vietnambiz.vn/tru-hang-chuc-nghin-ty-tien-mat-va-lien-tuc-huy-dong-von-cac-doanh-nghiep-bds-niem-yet-dang-no-bao-nhieu-20211110225119108.htm

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) là doanh nghiệp có nhiều tiền mặt nhất nhóm với hơn 16.250 tỷ đồng, tăng 32,3% so với đầu năm và chiếm 8,8% tổng giá trị tài sản. Phần lớn các khoản tiền này được Novaland dùng làm tài sản đảo bảo cho các khoản vay và bảo lãnh và đang được ngân hàng quản lý cho vay cho từng dự án.

Từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong quý III, Novaland cùng các công ty con, công ty liên quan liên tục phát hành trái phiếu để phát triển và M&A dự án, trong đó có 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế.

Tổng dư nợ vay của Novaland cũng đứng đầu nhóm với trên 56.000 tỷ đồng, riêng dư nợ vay ngắn hạn chiếm 15.731 tỷ đồng. Nợ vay từ trái phiếu của doanh nghiệp ghi nhận khoảng 33.487 tỷ đồng (nợ trái phiếu ngắn hạn gần 4.900 tỷ đồng).


So với thời điểm đầu năm, tiền mặt của CTCP Vinhomes đã giảm 26,4% về hơn 11.600 tỷ đồng, chiếm 5,3% tài sản. Trong đó, doanh nghiệp đã giảm tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn 1-3 tháng để tăng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tăng đầu tư trái phiếu với số tiền trên 3.600 tỷ đồng.

Tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) đã có sự cải thiện trong hai kỳ kế toán gần đây. Tính đến hết quý III, doanh nghiệp có hơn 4.950 tỷ đồng tiền mặt, gấp 2,5 lần đầu năm và chiếm 17,3% tài sản.
Gần 70% tài sản của Nhà Đà Nẵng là tiền mặt

CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (Mã: NDN) là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi không có dư nợ vay và nắm tỷ trọng tiền mặt lớn trong cơ cấu tài sản.

Bên cạnh các khoản tiền gửi, Nhà Đà Nẵng còn đầu tư chứng khoán tại 17 doanh nghiệp, từ những nhà băng như Techcombank (Mã: TCB), SHB, ABBank (Mã: ABB), đến doanh nghiệp sản xuất như Vinamilk (Mã: VNM), Mộc Châu (MCM); Hòa Phát (Mã: HPG) và một số doanh nghiệp BĐS như Vinhomes (Mã: VHM). Các khoản đầu tư này đã đem về khoản lãi gần 113 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm (cùng kỳ lãi gần 13 tỷ đồng).

Tính đến hết tháng 9, Nhà Đà Nẵng có hơn 1.259 tỷ đồng tiền mặt, giảm 8% so với đầu năm nhưng chiếm đến 69,5% tài sản của doanh nghiệp.

Ngoài Nhà Đà Nẵng, một số doanh nghiệp khác nắm giữ tỷ trọng tiền mặt trên tài sản cao còn có TNS Holdings (Mã: TN1; 52,1%), LDG (51,1%), Long Hậu (45,5%),… Riêng TNS Holdings, dư nợ vay của doanh nghiệp cũng tăng đột biến từ 20 tỷ đồng lên 491 tỷ đồng.

Vingroup dự kiến khởi công ba dự án gần 300.000 tỷ tại KKT Vũng Áng trong năm 2022

 Dự kiến trong năm 2022, Tập đoàn Vingroup sẽ khởi công ba dự án quy mô gần 300.000 tỷ đồng nằm trong tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô và cảng biển kết hợp logistics, du lịch nghỉ dưỡng tại KKT Vũng Áng.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/vingroup-du-kien-khoi-cong-ba-du-an-gan-300000-ty-tai-kkt-vung-ang-trong-nam-2022-20211111082036971.htm

Một phần khu đất thuộc Tổ hợp nhà máy nằm tại phường Kỳ Thịnh và xã Kỳ Lợi. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).

Tháng 4 vừa qua, CTCP Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh Hà Tĩnh cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng. Trong đó, diện tích đất liền là 1.500 ha, diện tích mặt nước biển là 500 ha.

Theo văn bản đề xuất, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô bao gồm nhà máy sản xuất ô tô VinFast, chuỗi nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ cho công nghiệp ô tô và thiết bị nghe nhìn công nghệ cao.

Bên cạnh đó, công ty dự kiến cũng sẽ kết hợp xây dựng cảng biển và khu logistics để phục vụ nhu cầu vận tải biển cho nhà máy, xây dựng khu du lịch khách sạn. Dự án có quy mô dự kiến 2.000 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong đó, diện tích đất liền là 1.500 ha, diện tích mặt nước biển là 500 ha.

Giai đoạn một dự kiến sẽ xây dựng trong hai năm kể từ khi được chấp thuận xây dựng và giai đoạn hai sẽ tiến hành sau 3 - 5 năm kể từ khi giai đoạn một đi vào vận hành.

Theo thông tin từ Báo Hà Tĩnh, dự án đầu tiên Vingroup dự kiến khởi công vào tháng 12/2021 là Nhà máy sản xuất Cell Pin LFP với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng.



Tiếp đó là dự án hạ tầng khu công nghiệp ô tô và linh kiện phụ trợ với tổng diện tích xây dựng là 1.160 ha, có tổng mức đầu tư 250.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công vào quý III/2022.

Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và một phần nhà xưởng cho thuê sản xuất công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ. Dự án được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khu nhà ở chuyên gia và cán bộ nhân viên cùng các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường hiện đại.

Dự kiến trong quý IV/2022, Tập đoàn này sẽ khởi công dự án đầu tư cảng biển, logistics (tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng) và dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Kỳ Ninh (tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng).

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giá dầu giảm trở lại do hàng tồn kho Mỹ tăng cao

Giá dầu giảm sau khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khiêm tốn, một ngày sau khi một báo cáo trong ngành cho thấy dự trữ đã thắt chặt.

Giá dầu Brent giao sau ở mức 84,09 USD/thùng, giảm 69 cent. Giá dầu thô giao sau WTI của Mỹ giảm 1,24 USD, tương đương 1,5%, xuống 82,91 USD/thùng.


Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1 triệu thùng trong tuần gần đây nhất, thấp hơn so với ước tính dự trữ dầu thô tăng 2,1 triệu thùng, nhưng vẫn phản ánh dữ liệu API hôm thứ Ba cho thấy dự trữ giảm đáng ngạc nhiên.

Thị trường đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, được thúc đẩy bởi dữ liệu kinh tế gia tăng và quyết định của OPEC trong việc duy trì tốc độ tăng chậm của nguồn cung trên thị trường.

Thị trường tăng điểm hôm thứ Ba được thúc đẩy bởi triển vọng ngắn hạn từ EIA, dự báo giá xăng sẽ giảm trong vài tháng tới.

Thứ Năm

Thử nghiệm vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi của Dabaco cho tín hiệu tốt

Dịch tả heo châu Phi rình rập khiến ngành chăn nuôi Việt Nam biến động mạnh trong vòng 3 năm qua.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Ngay sau khi tiếp nhận chủng ASF G-Delta I177L/Delta VLR và dòng tế bào thường trực PIPIC (PIPEC) từ Mỹ, Tập đoàn Dabaco gấp rút nghiên nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm vắc xin phòng dịch ASF.

Đến giữa tháng 10, Dabaco hoàn thành quy trình nuôi, phát triển, bảo quản tế bào dòng thường trực PIPIC (PIPEC). Đồng thời, gây nhiễm, nuôi cấy, bảo quản chủng virus ASF G-Delta I177L/Delta VLR trên dòng tế bào thường trực PIPIC (PIPEC).

Ông Vũ Đăng Đồng, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y Dabaco cho biết ngày 26/10, các chuyên gia của Dabaco tiêm thử nghiệm vắc xin phòng dịch ASF trên đàn heo để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của vắc xin.

Thí nghiệm được chia thành 5 lô, trong đó 4 lô tiêm thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau và 1 lô đối chứng (không tiêm sản phẩm/hoặc tiêm nước cất) để so sánh, đánh giá khách quan với 4 lô đã tiêm.

Theo đó, toàn bộ số heo trong thí nghiệm được kiểm tra an toàn, chỉ tiêu kháng thể kháng ASFV âm tính. Các chỉ tiêu virus ASF, PRRS, CSF, PCV2… đều phải âm tính.

Trong quá trình thí nghiệm, heo được kiểm soát hàng ngày các chỉ tiêu lâm sàng như thân nhiệt, khả năng ăn uống, các hoạt động của heo so với đối chứng.

Dabaco thử nghiệm thành công vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi - Ảnh 1.

Heo sau khi tiêm vắc xin phòng ASF có phản ứng tốt, tăng trưởng khỏe mạnh. (Ảnh: Dabaco)

Ông Đồng cho biết: "Những con heo được tiêm phòng sau 30 phút, 24 giờ đều không xảy ra bất thường. Như vậy, bước đầu có thể nhận định sản phẩm thử nghiệm là an toàn.

Toàn bộ lô heo thí nghiệm sau khi tiêm vắc xin 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, sẽ được lấy mẫu kiểm soát tính sinh miễn dịch, bài thải vi rút, tăng trọng".

Còn tiếp...

Tham khảo thêm: https://vietnambiz.vn/thu-nghiem-vac-xin-phong-dich-ta-heo-chau-phi-cua-dabaco-cho-tin-hieu-tot-20211103142625619.htm