Thứ Sáu
Giá cà phê 29/12/2017 tăng 100-300 đồng/kg
Thứ Năm
TH true MILK lần thứ 2 đạt giải vàng Chất lượng Quốc gia
Giá nông sản hôm nay (28/12): Thị trường vừa mở cửa trở lại, giá cà phê đã giảm nhẹ
Thứ Tư
Bao nhiêu tiền sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam nếu được nâng hạng?
Thứ Ba
Giá cà phê Tây Nguyên ngày 27/12/2017 không thay đổi, vẫn ở mức 35,4 - 36,2 triệu đồng/tấn
Đại hội cổ đông bất thường 2017 của Ocean Group bất thành
Thứ Hai
Giá cà phê hôm nay (ngày 26/12/2017) tiếp tục ảm đạm, nông dân lo lắng ôm lỗ
Giá cà phê hôm nay (25/12) biến động nhẹ, giá tiêu hôm nay vẫn ở mức trung bình 71.000 đồng/kg
Chủ Nhật
Tin bão Tembin mới nhất: Công điện của Thủ tướng để chủ động đối phó với bão số 16
* Công điện của Thủ tướng: Chủ động đối phó với bão số 16
* Nhiều trường ở Sài Gòn cho học sinh nghỉ sớm tránh bão Tembin
* Bão số 16: Trưa nay bão giật cấp 12 trên đất liền
Tàu cập bến ở Sóc Trăng để tránh bão.
Nội dung Công điện như sau:
Hiện nay, bão có tên quốc tế là Tembin đang hoạt động cách đảo Pa-la-oan (Philippin) khoảng 280km, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 13. Dự báo sáng mai bão sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 16 và tiếp tục mạnh thêm.
Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp, có khả năng đổ bộ trực tiếp vào đất liền trong thời điểm triều cường với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 (cường độ mạnh nhất chưa từng xảy ra trong khu vực); là vùng có quy mô kinh tế, đặc điểm dân sinh, thiết chế hạ tầng, đặc điểm tự nhiên dễ bị tổn thương khi bão đổ bộ.
Rút kinh nghiệm, tránh tư tưởng chủ quan và để giảm thiệt hại như đã xảy ra với bão số 12 vừa qua và bão Linda năm 1997, để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng:
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến của bão, tiếp tục kiểm đếm tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển; không để tàu thuyền ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão để hướng dẫn di chuyển hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho người trên đảo, nhà giàn, giàn khoan dầu khí, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển, trên cù lao đang có nguy cơ sạt lở mạnh, vùng thấp trũng do ảnh hưởng của triều cường.
Kiên quyết sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm không đảm bảo an toàn; trong đó đặc biệt đối với huyện đảo, xã đảo như Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu),…
- Kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến (kể cả các tàu vận tải; tàu vãng lai trên sông, trên biển; các bến phà,…), khu vực neo đậu quanh các đảo, khu lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và đất liền nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
- Tổng rà soát các phương án, kịch bản ứng phó. Đặc biệt cần tăng cường trang thiết bị, nguồn lực để kịp thời chỉ đạo điều hành được thông suốt trong các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó hiệu quả với bão.
- Kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, các trọng điểm sạt lở bờ sông, bờ biển xung yếu, các công trình đang thi công, chống ngập đô thị do ảnh hưởng của nước dâng, triều cường và gió mạnh.
- Kiểm tra, hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng, hệ thống lưới điện, thông tin, cơ sở dịch vụ du lịch, chặt tỉa cành cây và các công trình công cộng, dân sinh khác để đảm bảo an toàn. - Khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản theo phương châm xanh nhà hơn già đồng.
- Phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN trực tiếp đến địa bàn xung yếu để kiểm tra, rà soát phương án ứng phó với bão theo phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt cần tăng cường các hình thức thông tin truyền thông ứng phó với bão đến cộng đồng;
2. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu để thực hiện việc sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đê điều, công trình thuỷ lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, gia cố khu nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Bộ Công Thương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện; chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phù hợp để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu.
5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo sẵn sàng biện pháp bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, tăng dày các bản tin dự báo, cảnh báo, cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời truyền tải đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
7. Bộ Ngoại giao có công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị giúp đỡ các ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão và đảm bảo an toàn.
8. Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ lên kế hoạch cụ thể phối hợp với chính quyền địa phương tổng rà soát các phương án cụ thể để chủ động xử lý trong các tình huống trước, trong và sau bão; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí nhất là các đài phường, xã tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão và phổ biến các kỹ năng ứng phó để người dân biết chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại nhất là các vùng trên đảo, trên sông, trên biển, ven biển, khu nuôi trồng thủy sản, vùng sâu, vùng xa.
10. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; chủ động thành lập các đoàn công tác liên ngành trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với địa phương xử lý trong các tình huống cấp bách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thứ Sáu
Nga: Dự thảo luật quản lí Bitcoin và ICO sẽ được công bố trong tuần tới
Thứ Năm
Giá cà phê ngày 22/12/2017 tiếp tục giảm
Trái sở hữu dự báo của nhiều người, giá cà phê trực tuyến bữa nay 6/4 tại các địa phương trọng điểm trên cả nước vẫn tiếp diễn tăng 100 đồng, đưa giá cà phê đàm phán ở mức 36.800 – 37.400 đồng. Cụ thể, tại Lâm Đồng giá cà phê đang ở mức 36.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay vẫn sở hữu những tín hiệu khởi sắc
Giá cà phê bữa nay 6/4 hôm nay có phiên thứ 3 tăng liên tục. mặc dù chỉ nâng cao nhẹ 100 đồng/kg nhưng đã đẩy mức đàm phán ở các địa phương lên mức 36.900 – 37.400 đồng/kg. Lo sợ giá sẽ với chiều hướng giảm, phổ thông dân cày đã tranh thủ giá lên để bán ra thị phần. Giá tiêu vẫn đi ngang, giao dịch ở mức 53.000 – 55.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta trên sàn London. Giá cà phê arabica trên sàn New York. Sáng nay, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên giảm nhẹ 200 ngàn đồng/tấn, xuống còn 35,3 – 36,1 triệu đồng/tấn. Tính từ đầu vụ thu hoạch mới đến nay, giá cà phê nhân xô đã giảm liên tiếp và đến nay, giá nông sản này đã giảm tới hơn 7.000 đồng/kg chỉ trong gần 3 tháng.
Tổng bí thư yêu cầu Bộ Công an điều tra ông Vũ 'nhôm'
- http://www.vietnammoi.vn/ut-troc-la-ai-68571.html
- http://vietnammoi.vn/ut-troc-dinh-ngoc-he-cung-cong-ty-thai-son-xuat-hien-o-nhieu-du-an-bt-bot-68761.html
- http://www.vietnammoi.vn/ut-troc-dinh-ngoc-he-cung-cong-ty-thai-son-xuat-hien-o-nhieu-du-an-bt-bot-68761.html
Ông Thạnh đặt câu hỏi, có hay không việc người này gây sức ép buộc chính quyền TP phải thực hiện giải quyết nhà, đất công sản ở nơi thuận lợi, đắc địa của TP. Ông Thạnh cũng hỏi thẳng: Có hay không việc Vũ “nhôm” chỉ mặt và hăm dọa Chủ tịch UBND TP khi chính quyền không đồng ý yêu cầu của Vũ về một dự án nào đó. Ông Thạnh đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ Phan Văn Anh Vũ là ai, thế lực và cá nhân nào đứng đằng sau.
Thiếu tướng Trương Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, cũng bức xúc: “Đây là vấn đề cần phải làm mạnh mẽ, chứ không thể để một giám đốc công ty tư nhân tự tung, tự tác như vậy”.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, cho hay: “Hiện nay Bộ Công an, đặc biệt là Tổng bí thư trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời với Tổng bí thư và Bộ Chính trị về chuyện này”.
Ông Nghĩa cũng thông tin: “Trường hợp tương tự, vừa rồi quân đội đã bắt một trường hợp. Đây cũng là quyết tâm của Bộ Chính trị. Ở đây có Vũ “nhôm” mà mọi người đang nói thì ở ngoài bắc, trong quân đội có nói về Út “trọc”, cũng thượng tá cả. Nhưng với quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý. Quân đội vừa xử lý, bắt Út “trọc” rồi”. Ông Nghĩa cũng cho biết, hiện công an cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi về Vũ “nhôm”.
“Hiện nay, Bộ Công an đang tập trung vào làm. Kết quả như thế nào thì chúng ta dựa trên cơ sở luật pháp và phải chờ. Tôi nghĩ và tôi rất tin quyết tâm của Bộ Chính trị sẽ đến cùng những sự kiện mà dư luận quan tâm và phải trả lời cho đúng”, ông Nghĩa nói thêm.
Được biết, Út “trọc” tên thật là Đinh Ngọc Hệ (46 tuổi, quê Ninh Bình, ngụ Q.2, TP.HCM), cấp bậc thượng tá, công tác tại Bộ Quốc phòng. Năm 2013, ông Hệ làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (trụ sở trên đường Phùng Khắc Khoan, Q.1). Tháng 3.2016, ông Hệ được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng (trụ sở trên đường 3 Tháng 2, Q.10) nhưng đến đầu năm 2017, ông Hệ rời khỏi Tổng công ty Thái Sơn.
Xem chi tiết:
http://vietnammoi.vn/tong-bi-thu-yeu-cau-bo-cong-an-dieu-tra-ong-vu-nhom-68790.html
Út 'trọc', người vừa bị xử lý, là ai?
- http://vietnammoi.vn/ut-troc-la-ai-68571.html
- http://vietnammoi.vn/bi-thu-da-nang-quan-doi-da-bat-ut-troc-68566.html
- http://vietnammoi.vn/bi-thu-da-nang-thong-tin-ve-ong-vu-nhom-68567.html
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cho biết, quân đội đã xử lý và bắt Út "trọc". Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Tại buổi gặp mặt cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu chiều 20/12, đại tá Lê Công Thạnh, nguyên chỉ huy trưởng Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), cho rằng một năm qua thành phố trải qua rất nhiều biến động.
Ngoài việc tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC, trong nội bộ cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết.
Đại tá Lê Công Thạnh nói bản thân ông cũng như rất nhiều cử tri thành phố đang quan tâm về một nhân vật có tên là Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), giám đốc một số công ty khiến dư luận xôn xao.
Theo ông Trương Quang Nghĩa, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Đà Nẵng không thể đứng ngoài cuộc chống tham nhũng của cả nước.
Ông Trương Quang Nghĩa nói: "Nhân có các đồng chí trong quân đội, tôi xin báo lại cho các đồng chí là, cũng trường hợp tương tự thì vừa rồi quân đội bắt một trường hợp rồi. Mà đây cũng là quyết tâm của Bộ Chính trị.
Ở đây có Vũ "nhôm" mọi người đang nói nhưng ở trong quân đội thì đang nói về Út "trọc", cũng thượng tá cả. Nhưng với quan điểm người của ai thì đơn vị đó phải xử lý".
"Quân đội thì vừa rồi xử lý bắt Út "trọc" rồi, còn công an thì hiện nay cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi đó. Rõ ràng là không thể coi thường dư luận và ý chí của người dân Đà Nẵng của chúng ta được", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Giá nông sản hôm nay 21/12: cà phê bất ngờ đứng yên
Thứ Tư
Bộ ảnh giáng sinh của sao việt: cặp đôi Đông Nhi- Ông Cao Thắng
Nhiều fan khá bất ngờ khi biết Đông Nhi và Ông Cao Thắng quen nhau đã gần 9 năm. Trải qua nhiều khó khăn, cả hai vẫn dành tình cảm nồng nhiệt cho đối phương. Chuyện tình của cặp đôi vàng showbiz không chỉ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía gia đình mà còn được người hâm mộ ủng hộ suốt thời gian dài.
Món quà cặp đầu tiên của hai người chính là áo đôi được mua cho chuyến đi du lịch nước ngoài cùng bạn bè. Việc mặc đồ đôi còn thể hiện được tình cảm và sự sở hữu mà cả hai dành cho nhau.
Nhân dịp này, Đông Nhi và Ông Cao Thắng cũng không quên gởi lời chúc khán giả và những người hâm mộ đã ủng hộ cả hai suốt thời gian qua có một mùa Giáng sinh thật ấm áp và ý nghĩa bên người thân, gia đình.
Khi được hỏi về kế hoạch cho năm mới, Đông Nhi không ngần ngại cho biết năm 2018 sẽ là một năm vô cùng quan trọng, vì đó là dịp kỉ niệm 10 năm ca hát của Đông Nhi cũng như 9 năm chuyện tình Đông Nhi - Ông Cao Thắng. Cô nàng đang chuẩn bị khá nhiều bất ngờ dành tặng người hâm mộ của mình.
Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng
Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online cho biết Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ký ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.
Bản kết luận điều tra đã được chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo.
Không tham gia lập ngân hàng, chuyển sang góp vốn
Theo đó, ông Đinh La Thăng và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố các tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Bản kết luận điều tra nêu rõ vào năm 2006, theo đề án hình thành tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, PVN được thành lập mới một ngân hàng Cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ.
PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động.
Tuy nhiên, năm 2008, PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng này nữa mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Mặc dù được báo cáo rõ tình hình kinh tế, kết quả hoạt động của OceanBank nhưng ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN giai đoạn từ 2008 đến 2011) đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát OceanBank, phương án góp vốn cũng như tính hiệu quả, khả thi của việc góp vốn vào ngân hàng này.
Nguồn: http://vietnambiz.vn/de-nghi-truy-to-ong-dinh-la-thang-40792.html