Giá heo (lợn) hơi hôm nay (10/9) tại miền Bắc tiếp tục tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, trong khi đó giá heo xuất chuồng tại miền Trung và miền Nam cũng ghi nhận tăng trong ngày hôm nay.
Giá heo hơi hôm nay (10/9) tại miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ
Tại các tỉnh thuộc miền Bắc hôm nay, giá heo hơi xuất chuồng tiếp tục có xu hướng tăng. Trong đó Ninh Bình, Nam Định lần lượt tăng lên 53.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg, khu vực Hà Nội cũng khả quan hơn khi giá lợn hơi hôm nay đang được giao dịch phổ biến ở mức 52.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Tại Hải Dương, sau nhiều ngày có giá heo hơi tương đối tốt khoảng 53.000 đồng/kg thì nay giảm xuống còn 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 10/9 có tín hiệu tốt
Giá heo hơi hôm nay (10/9) tại miền Trung, Tây Nguyên
Khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hôm nay có biến động nhẹ theo chiều hướng tích cực hơn. Vài nơi có giá heo giảm hồi đầu tuần như Hà Tĩnh thì nay đã tăng trở lại mức 50.000 đồng/kg. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cũng có mức giá tương đối tốt khi dao động từ 50.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.
Tuy nhiên các tỉnh như Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định thì giá heo thấp hơn một chút và đang ở mức dưới 50.000 đồng/kg.
Giá heo (lợn) hơi hôm nay (10/9) tại miền Nam
Tại miền Nam hôm nay, giá heo hơi xuất chuồng cũng có vài biến động. Trong đó, nhiều địa phương tăng nhẹ lên khoảng 1.000 đồng/kg so với những ngày trước. Điển hình như Kiên Giang đang có mức giá là 52.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg, Hậu Giang 52.000 đồng/kg, Đồng Tháp và Tiền Giang cũng tăng lên 52.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi tại khu vực miền Nam đang ở mức tương đối tốt, đa phần các địa phương đều có giá bán từ 50.000 đồng/kg trở lên.
Đối phó với dịch tả heo châu Phi như thế nào?
Báo Công thương vẫn lời Tiến sĩ Kiều Minh Lực cho biết: Nhiều người chăn nuôi lợn đang lo ngại không biết phải làm thế nào để ngăn chặn không cho virus gây bệnh AFS xâm nhập vào trang trại đê bảo vệ đàn lợn. Loại virus này hiện vẫn chưa có vaccin phòng bệnh hiệu quả.
Tất cả các biện pháp an toàn sinh học đối với đàn lợn đang được áp dụng như tiêm phòng vắc xin dịch tả heo cổ điển (CSF), sát trùng chuồng trại hàng ngày, không cho người lạ vào thăm trại, diệt ruồi muỗi, côn trùng, quản lý người làm việc và phương tiện vào trang trại chặt chẽ, việc còn lại là may rủi nhờ trời và trông chờ vào quyết sách của nhà nước.
Mặc dù bệnh này không gây hại cho con người nhưng khiến cho người chăn nuôi thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Mới đây, Bộ NNPTNT đã có Công điện khẩn về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Người chăn nuôi đang trông chờ vào việc thực thi nghiêm minh công điện này và hơn thế nữa là trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam thì phương án tiêu hủy, đền bù cho người chăn nuôi để người chăn nuôi hợp tác khai báo kịp thời dập tắt dịch bệnh vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Theo Tiến sĩ, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một kế hoạch phòng ngừa nguồn lây dịch bệnh từ xa và được kiểm soát chặt chẽ có lẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ ngành chăn nuôi lợn ở nước ta vào thời điểm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét