Thứ Ba

Trung Quốc trồng thành công giống lúa khổng lồ cao 2m, năng suất 9 tạ/mẫu

Theo Gobal Times, Trung Quốc đã trồng thành công giống lúa khổng lồ, cao tới hơn 2,2m, gấp đôi so với chiều cao của lúa thường. Năng suất của giống lúa khổng lồ này 7,5 - 9 tạ/mẫu Trung Quốc (1 mẫu = 666 m2).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Ông Chen Yangpiao, Phó giám đốc chi nhánh Trùng Khánh của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai Quốc gia Trung Quốc cho biết đây là loại lúa có thân lúa cao và cứng cáp, có khả năng chống ngập úng và đất mặn.

Nhờ thân lúa cao, người trồng cũng có thể trữ nước trong ruộng 60 - 80 cm. Người dân có thể nuôi thêm cá, tôm hoặc cua trong ruộng lúa. Đồng thời, dưới tán lúa khổng lồ cũng là môi trường sống cho các loài động vật có vú.

Trung Quốc trồng thành công giống lúa khổng lồ cao 2m, năng suất 9 tạ/mẫu - Ảnh 1.

Giống lúa khổng lồ của Trung Quốc cao 2m, năng suất đạt 7,5 - 9 tạ/mẫu. (Ảnh: Xinhua)

Hiện, thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) đang canh tác 15 mẫu (khoảng 10.000 m2) lúa khổng lồ vào tháng 5 và dự kiến sẽ thu hoạch trong đầu tháng 9. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-trong-thanh-cong-giong-lua-khong-lo-cao-2m-nang-suat-9-ta-mau-2021083110305452.htm

Thứ Tư

Giá xăng dầu có thể giảm mạnh vào ngày mai?

Dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/8 giảm khá mạnh so với kỳ tính giá trước đó (ngày 11/8).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-co-the-giam-manh-vao-ngay-mai-2021082511321545.htm

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 77,19 USD/thùng, chu kỳ trước là 82,74 USD/thùng. 

Ảnh: TTXVN

Còn giá xăng RON 95 là 79,25 USD/thùng, kỳ trước là 84,94 USD/thùng. Như vậy, giá xăng RON 92 và giá xăng RON 95 ở chu kỳ này đều giảm khoảng 7% so với kỳ trước.

Tương tự, giá dầu trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/8 cũng giảm so với kỳ tính giá trước đó.

Giá xăng dầu sẽ giảm mạnh vào ngày mai - Ảnh 1.

Giá xăng dầu bán lẻ tại Singapore (Nguồn: Bộ Công Thương)

Theo Dân trí, các chuyên gia nhận định do giá xăng thế giới những ngày qua có xu hướng giảm nên giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh ngày mai (26/8) nhiều khả năng sẽ giảm theo giá xăng thế giới.

Theo dự đoán, ở kỳ điều hành ngày 26/8, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá (BOG), giá xăng E5 RON 92 dự báo giảm...

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-co-the-giam-manh-vao-ngay-mai-2021082511321545.htm


Chủ Nhật

Doanh nghiệp da giày chỉ biết đứng nhìn đơn hàng bị cắt đứt vì nhà máy không thể sản xuất

Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, doanh nghiệp sản xuất muốn duy trì hoạt động phải đáp ứng được mô hình "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến". Tuy nhiên, đến nay không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/da-giay-66.htm

Đơn cử như Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định hiện tại đã phải đóng cửa cả 5 nhà máy dù đơn hàng ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu... đã được ký đến hết tháng 12 năm nay.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, cho biết công ty đã triển khai mô hình "3 tại chỗ" nhưng không mang lại hiệu quả bởi nó rất tốn kém trong quá trình tổ chức, trong khi đó việc đảm bảo an toàn cho số đông người lao động cũng không khả thi.

Doanh nghiệp da giày chỉ biết đứng nhìn đơn hàng bị cắt đứt, dịch chuyển vì nhà máy không thể sản xuất - Ảnh 1.

Da giày là một trong những ngàng hàng chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19. (Ảnh: Như Huỳnh)

"Chỉ cần một người nhiễm bệnh thì nó lây ra cho tất cả, không cách nào ngăn chặn. Minh chứng là đã có nhiều công ty phải cho giải tán mô hình "3 tại chỗ" sau khi phát hiện nhiều ca bệnh. 

Giải pháp này chỉ dành cho các công ty ít công nhân, còn với ngành da giày với hàng nghìn công nhân thì không có cách nào tổ chức hợp lý", ông Trung chia sẻ.

Đây không phải là trường hợp duy nhất, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), việc thực hiện giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước... là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn gần như đã đóng cửa hết vì không thể thực hiện mô hình "3 tại chỗ".

"Còn các doanh nghiệp khu vực phía Bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam trong khi việc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thuận lợi do việc di chuyển gặp khó khăn nên họ cũng không đáp ứng ngay cho doanh nghiệp mình được. Do đó, các đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác", bà Xuân cho biết.

Ông Nguyễn Chí Trung cũng thừa nhận những khó khăn hiện nay thì việc các đơn hàng bị đứt quãng là chuyện hiển nhiên xảy ra.

"Các đơn hàng giao trong tháng 9, tháng 10 của công ty đã bị đối tác cắt và chuyển sang các nước khác như Trung Quốc. Khách hàng cũng cảnh báo nếu tháng 9 không phục hồi sản xuất thì đơn hàng tháng 11, 12 cũng sẽ cắt vì họ không thể chờ đợi lâu được", đại diện Tập đoàn Gia định chia sẻ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-da-giay-chi-biet-dung-nhin-don-hang-bi-cat-dut-vi-nha-may-khong-the-san-xuat-20210820164833796.htm 

Thứ Năm

[Báo cáo] Thị trường cà phê tháng 7: Giá cà phê robusta chạm mức kỷ lục

Trong báo cáo tháng 7, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2020-2021 tăng nhẹ 0,4% đạt 169,6 triệu bao (60 kg/bao). Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự kiến tăng 2,3% còn cà phê robusta giảm 2,1%. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Trong tháng 7, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 do băng giá nghiêm trọng ảnh hưởng tới các trang trại cà phê tại Brazil làm gia tăng lo ngại về nguồn cung. 

Ảnh: freepik

Ở thị trường Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho biết sản lượng cà phê robusta trong mùa tới có thể tiếp tục giảm do nông dân tăng cường trồng xen canh các loại cây ăn quả, hạt và rau.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019 và có thể giảm xuống 675.000 ha năm 2021. 

Xuất khẩu cà phê tháng 7 đạt 122.293 tấn trị giá 235 triệu USD giảm lần lượt 4,5% và 5,4% về lượng và giá trị so với tháng 6. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-thang-7-gia-ca-phe-robusta-cham-muc-ky-luc-20210819143218198.htm 

Thứ Hai

Cảng lớn thứ 3 thế giới vẫn chưa thể hoạt động bình thường trở lại

Giới chuyên gia lo ngại việc đóng cửa này có thể khiến hoạt động thương mại trong khu vực bị gián đoạn trong thời gian dài hơn dự kiến. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-thit-heo-hom-nay-17-8-khong-xuat-hien-dieu-chinh-20210817080615769rf20210817080548402.htm

Hiện, cảng Ninh Ba - Chu Sơn vẫn chưa cập nhật thông tin mới nào kể từ ngày tạm dừng mọi hoạt động đến và đi tại ga Mi Sơn sau khi một nhân viên tại đây dương tính với COVID-19.

Công ty tư vấn GardaWorld ước tính ga Mi Sơ chiếm khoảng 25% lượng hàng container lưu chuyển mặc dù cảng Ninh Ba – Chu Sơn thông báo sẽ chuyển hướng tàu đến các ga khác và sẽ điều chỉnh giờ hoạt động.

VGP News :. | Tiêu chí phân loại cảng biển | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC  CHXHCN VIỆT NAM

Nhân viên truyền thông của cảng cho biết họ vẫn chưa nhận được thông tin mới nào. Đồng thời, kể từ ngày bắt đầu đóng cửa một phần cảng (11/8), vẫn chưa có trường hợp mới nào ghi nhận nhiễm COVID-19 tại cảng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/cang-lon-thu-3-the-gioi-van-chua-the-hoat-dong-binh-thuong-tro-lai-20210817080548402.htm

Thứ Bảy

Kỳ vọng dùng ngô biến đổi gen để hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong cảnh ăn đong

Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở top đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải nhập khẩu 70 - 85% nguyên liệu từ nước ngoài và hàng năm đều tăng cả về lượng cũng giá trị.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 - 5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi trong khi nhu cầu các doanh nghiệp sản xuất lại cần tới 26 - 27 triệu tấn các loại.

Do đó, phần lớn nguyên liệu của ngành lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là ngô. Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1,8 tỷ USD để nhập khẩu 6,4 triệu tấn ngô, tăng 11,5% về lượng, tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Ngô biến đổi gen có giải được bài toán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi? - Ảnh 1.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2019 đến 5 tháng đầu năm 2021 (Số liệu: VIPA, Đơn vị: tỷ USD - Đồ hoạ: Hoàng Anh)

Nhu cầu về nguyên liệu ngày càng tăng trong khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu bên ngoài khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được giá thành sản xuất.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi ghi nhận tăng trưởng bình quân 5 - 6% (trong 10 năm qua), ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam cũng tăng trưởng đáng kể với tốc độ 13 - 15%/năm.

Chia sẻ tại hội thảo "Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TACN tại Việt Nam", ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VIPA), cho biết tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm năm 2020 đạt 20,3 triệu tấn đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi.

VIPA dự báo đến năm 2026 nhu cầu thức ăn chăn nuôi của nước ta sẽ cần khoảng 28 - 30 triệu tấn/năm, trong đó quá nửa sản lượng dành cho ngành gia cầm.

Khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng thì giá thành sản xuất và giá bản thức ăn chăn nuôi thành phẩm lập tức tăng theo, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép về về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ky-vong-dung-ngo-bien-doi-gen-de-ha-nhiet-gia-thuc-an-chan-nuoi-20210812112658274.htm

Thứ Tư

Giá xăng không đổi, giá dầu giảm nhẹ

Chiều ngày 11/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầuThay đổiGiá không cao hơn

Xăng E5RON92

không đổi

20.498 đồng/lít

Xăng RON95-III

không đổi

21.681 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 202 đồng/lít

16.173 đồng/lít

Dầu hỏa

- 219đồng/lít

15.398 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

-117 đồng/kg

15.405 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/8. 

Giá xăng không đổi, giá dầu giảm nhẹ - Ảnh 2.

Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước tháng 11/2020-7/2021. Nguồn: Bộ Công Thương

Trong kỳ điều chỉnh lần này Liên Bộ Công Thương - Tài chính trích lập quỹ bình ổn giá với dầu diesel xuống mức 100 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 150 đồng/lít, dầu mazut ở mức 150 đồng/kg. 

Còn tiếp...

Thứ Ba

Giá phân bón tăng vọt 83%, nguy cơ tích trữ cục bộ?

Ngụy tạo khan hiếm nhằm trục lợi

Theo Bộ NN&PTNT, đến đầu tháng 8 giá phân bón trong nước và nhập khẩuđã liên tục tăng cao so với đầu năm.

Giá phân bón tăng vọt 83%, nguy cơ tích trữ cục bộ? - Ảnh 1.

Giá phân bón tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Số liệu: Bộ NN&PTNT, Đơn vị: đồng/kg)

Nông dân sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh COVID-19 vốn đã chật vật, cộng thêm giá phân bón tăng phi mã lại thêm khó. Hiệp hội Lương thực Việt Nam ghi nhận ý kiến của người dân nếu giá vật tư đầu vào tăng, giá lúa vẫn giảm thì họ sẽ bỏ ruộng, không trồng vụ 3.  

Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết vấn đề vận chuyển, lưu thông giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tháo gỡ nhưng giá phân bón vẫn tiếp tục tăng cao, đỉnh điểm có loại tăng 83% so với thời điểm tháng 1.

"Phân bón sản xuất trong nước mà tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi. Giá vật tư có thật sự là chi phí sản xuất cao không?

Ảnh: Phân bón Đất Xanh

Phải chăng bắt đầu vào vụ mùa sản xuất, giãn cách xã hội, giao thông trắc trở thì tất cả cùng tăng giá?", Thứ trưởng Nam đặt câu hỏi.

Ngay sau đó, Tổ Công tác 970 (Bộ NN&PTNT) có công văn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam phối hợp với Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật và Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thường xuyên kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu) không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng… tạo khan hiếm giả tạo để trục lợi.

Mặc dù các doanh nghiệp phân bón đã tăng công suất, hạn chế xuất khẩu nhưng giá phân bón vẫn chưa hạ nhiệt, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.

Trao đổi với người viết, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho biết giá phân bón Việt Nam tăng theo xu hướng giá phân bón thế giới.

“Hiện nay, các doanh nghiệp phân bón vẫn duy trì sản xuất ổn định. Hiệp hội không có số liệu sản xuất và lượng tồn kho của doanh nghiệp. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-tang-vot-83-nguy-co-tich-tru-cuc-bo-20210809172219301.htm

Thứ Hai

Giá cà phê nhân chạm đỉnh sau 7 năm

Theo Reuters, đợt lạnh giá tồi tệ nhất ở Brazil kể từ năm 1994 đẩy giá cà phê nhân lên mức cao nhất trong gần 7 năm và dự kiến mức tăng này sẽ được chuyển sang người tiêu dùng khi họ mua cà phê rang hoặc cà phê xay trong siêu thị.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Cà phê arabica trên sàn giao dịch dịch liên lục địa (ICE) của Mỹ đã tăng gấp đôi giá trong một năm qua khi sản lượng cà phê của Brazil giảm sau đợt khô hanj tồi tệ nhất trong 91 năm, nhiều diện tích cà phê bị héo úa, chết rũ.

Đến nay, mức độ thiệt hại vẫn đang được đánh giá nhưng ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề có thể mất 7 năm để sản xuất phục hồi hoàn toàn.

Trong khi sản lượng cà phê của thủ phủ Brazil giảm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì việc thiếu container, thiếu tàu khiến quá trình vận chuyển bị gián đoạn, đẩy giá cước logistics đến các thị trường lớn như Bắc Mỹ và Châu Âu tăng mạnh.

Một thương nhân cho rằng giá cà phê rang, xay tại các siêu thị sẽ tăng và chi phí cho một ly cà phê latte, Americano tại các chuỗi cà phê cũng sẽ đắt hơn trong ngắn hạn.

Giá cà phê nhân chạm đỉnh sau 7 năm - Ảnh 1.

Giá cà phê nhân sẽ phản ánh trên thị trường thông qua giá bán lẻ (Ảnh: Credihealth)

"Cà phê rang và xay trong siêu thị chỉ có chi phí cà phê và bao bì. Tuy nhiên, cà phê mua ở Starbucks có thể cao hơn trong siêu thị vì bạn phải trả thêm chi phí dịch vụ cho quán, wifi… nhưng cũng không cao quá nhiều", ông nói thêm.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá cà phê xay trung bình đã tăng lên mức đỉnh 4,75 USD/lb vào tháng 4, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2015 do hạn hán ảnh hưởng đến cho sản lượng cà phê của Brazil. Động thái này dự báo giá cà phê và giá bán lẻ cà phê sẽ tiếp tục tăng sau đợt sương giá.

Cơ quan thống kê của Chính phủ Brazil (IBGE) cho biết giá cà phê rang xay tăng gần 3,5% trong tháng 6 và dự báo đà tăng giá vẫn chưa dừng lại.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-nhan-cham-dinh-sau-7-nam-20210809112032409.htm

Thứ Sáu

Đà tăng giá thức ăn chăn nuôi chưa có hồi kết, giải pháp nào cứu vãn tình thế?

Nếu tháng 5, giá heo hơi ở mức trên 70.000 đồng/kg thì từ đầu tháng 6 tới nay, giá heo hơi trên cả nước có xu hướng giảm với mức giảm tới 20.000 đồng/kg so với những tháng trước đó. Mức giá giao dịch đang trong khoảng 50.000 - 57.000 đồng/kg.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính cho chăn nuôi như ngô, lúa mỳ liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30 - 35%, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng đáng kể và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu do dịch COVID-19 tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng này, dẫn đến giá tăng.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tích Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: "Tính đến lần tăng giá được thông báo hồi cuối tháng 7, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng liên tiếp 9 lần. 

Trong khi đó, với tình hình giá bán sản phẩm chăn nuôi như heo, gà, vịt đều xuống dốc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Như vậy, đúng ra không có lý do gì khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng thêm thế này, với mức 300-400 đồng/kg, tùy loại".

Thông báo điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi của một số doanh nghiệp.

Cũng theo ông Đoán, khi thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi, hầu như các công ty đều không đưa bất kỳ lý do cụ thể nào cho mỗi đợt tăng giá mà chỉ nói rằng do giá nguyên liệu tăng cao nên các công ty điều chỉnh tăng giá các loại thức ăn chăn nuôi. 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: "Các doanh nghiệp lý giải việc tăng giá là do nguồn nguyên liệu nhập khẩu với mức giá cao nên trong tháng 8 này họ tiếp tục điều chỉnh tăng".

Thực tế hiện nay, Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn, trong khi nhu cầu lên tới 27 triệu tấn các loại. 

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: "Trong bối cảnh các doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thức ăn chăn nuôi thì tình hình cực kỳ khó khăn cho người chăn nuôi". 

Ông Trọng phân tích do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và cả Việt Nam, làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với con số ước tính lên 90%, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nhập khẩu. 

Trong khi đó, ở đầu ra sản phẩm thì gặp khó trong việc tiêu thụ, lưu thông khi nhiều tỉnh, thành đang giãn cách xã hội, chưa kể tình hình giá bán liên tục giảm dẫn đến ngành chăn nuôi đang rất khó khăn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/da-tang-gia-thuc-an-chan-nuoi-chua-co-hoi-ket-giai-phap-nao-cuu-van-tinh-the-20210804143556358.htm