Ngụy tạo khan hiếm nhằm trục lợi
Theo Bộ NN&PTNT, đến đầu tháng 8 giá phân bón trong nước và nhập khẩuđã liên tục tăng cao so với đầu năm.
Giá phân bón tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Số liệu: Bộ NN&PTNT, Đơn vị: đồng/kg)
Nông dân sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh COVID-19 vốn đã chật vật, cộng thêm giá phân bón tăng phi mã lại thêm khó. Hiệp hội Lương thực Việt Nam ghi nhận ý kiến của người dân nếu giá vật tư đầu vào tăng, giá lúa vẫn giảm thì họ sẽ bỏ ruộng, không trồng vụ 3.
Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết vấn đề vận chuyển, lưu thông giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tháo gỡ nhưng giá phân bón vẫn tiếp tục tăng cao, đỉnh điểm có loại tăng 83% so với thời điểm tháng 1.
"Phân bón sản xuất trong nước mà tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi. Giá vật tư có thật sự là chi phí sản xuất cao không?
Ảnh: Phân bón Đất Xanh
Phải chăng bắt đầu vào vụ mùa sản xuất, giãn cách xã hội, giao thông trắc trở thì tất cả cùng tăng giá?", Thứ trưởng Nam đặt câu hỏi.
Ngay sau đó, Tổ Công tác 970 (Bộ NN&PTNT) có công văn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam phối hợp với Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật và Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thường xuyên kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu) không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng… tạo khan hiếm giả tạo để trục lợi.
Mặc dù các doanh nghiệp phân bón đã tăng công suất, hạn chế xuất khẩu nhưng giá phân bón vẫn chưa hạ nhiệt, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.
Trao đổi với người viết, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho biết giá phân bón Việt Nam tăng theo xu hướng giá phân bón thế giới.
“Hiện nay, các doanh nghiệp phân bón vẫn duy trì sản xuất ổn định. Hiệp hội không có số liệu sản xuất và lượng tồn kho của doanh nghiệp.
Còn tiếp...
Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-tang-vot-83-nguy-co-tich-tru-cuc-bo-20210809172219301.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét