Thứ Năm

Hành trình xây dựng tập đoàn đa ngành từ buôn nông sản, kinh doanh vàng bạc đá quý đến bất động sản của nhà sáng lập Charm Group

 Mua lại DCT Group từ một tập đoàn Hàn Quốc vào năm 2019, ông Trần Kha Minh cùng các cộng sự sau đó đã phát triển tập đoàn đa ngành gồm bất động sản, xuất nhập khẩu, kinh doanh trang sức đá quý, nông sản và thực phẩm chức năng,…

Nguồn: https://vietnambiz.vn/hanh-trinh-xay-dung-tap-doan-da-nganh-tu-bat-dong-san-den-trang-suc-da-quy-xuat-khau-cua-nha-sang-lap-charm-group-20210929192441932.htm

Vào những năm 2010, Charm Engineering - Tập đoàn điện tử và công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc xúc tiến đầu tư 7 dự án bất động sản (BĐS) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 895 triệu USD.

Dự án đầu tiên được triển khai tại Bình Dương với tên gọi Khu phức hợp Charm Plaza, do đại diện pháp nhân của tập đoàn là Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (DCT Group) làm chủ đầu tư.

Thời điểm đó dự án được quảng bá có 6 block cao 25 tầng với trên 2.700 căn hộ 50-70 m2/căn, tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD.

Ông Jeon Yong Ho, Giám đốc DCT Group từng chia sẻ với Báo Bình Dương, tập đoàn chọn Sóng Thần - Bình Dương để phát triển nhà ở nhằm đón đầu cơ hội làm ăn từ người dân địa phương và các chuyên gia nước ngoài.

Theo ước tính của ông Jeon Yong Ho, Bình Dương có khoảng 600 doanh nghiệp Hàn Quốc thì riêng khu vực Sóng Thần đã chiếm gần 300 doanh nghiệp và những doanh nghiệp này sẵn sàng chi tiền mua căn hộ ở đây để thuận tiện hơn trong việc sinh hoạt, đi lại.

Tuy nhiên từ cuối năm 2018, Charm Engineering lần lượt thoái hết vốn tại 5 công ty con kinh doanh BĐS ở Việt Nam để tập trung vào hoạt động kinh doanh lõi, theo trang Thelec (Hàn Quốc). Trong đó, Khu phức hợp Charm Plaza được bán lại trong năm 2019 với giá ước tính 7 tỷ Won (1 Won = 21,33 VND theo tỷ giá Vietcombank công bố ngày 31/12/2019).

Chuỗi dự án BĐS thương hiệu Hàn của ông Trần Kha Minh

Hành trình xây dựng tập đoàn đa ngành từ bất động sản đến trang sức đá quý, xuất khẩu,... của nhà sáng lập Charm Group  - Ảnh 1.

Ngày 7/5/2019, DCT Group chính thức được sở hữu bởi một nhóm cổ đông cá nhân người Việt, trong đó ông Trần Kha Minh sở hữu 70% vốn, qua đó sở hữu dự án Charm Plaza. Kể từ thời gian này, ông Trần Kha Minh cùng các cộng sự phát triển chuỗi dự án BĐS mang thương hiệu Hàn - Charm City và Charm Resort thông qua các thương vụ M&A.

Cụ thể, thành viên của DCT Group và Charm Group là Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt đã mua lại dự án Charm Long Hải Resort & Spa (trước đây là Khu du lịch nghỉ dưỡng Cantavil - Long Hải) từ liên doanh Thuduc House (Mã: TDH) và đối tác Hàn Quốc.

Dự án này sau đó được giới thiệu với tên thương mại là Charm Resort Long Hải, do Phúc Đạt làm chủ đầu tư và chính thức khởi công vào đầu tháng 5/2020. Toàn dự án có quy mô 4,7 ha và cao 12 tầng, gồm 972 căn condotel, 24 căn biệt thự nghỉ dưỡng và 17 căn shophouse. Dữ liệu từ DKRA Vietnam cho biết, 456 căn condotel tại dự án đã được mở bán vào tháng 1.


DCT Group huy động 2.000 tỷ cho Charm City Bình Dương và khu du lịch ở Hồ Tràm

 DCT Group là chủ đầu tư của Khu phức hợp Charm City Bình Dương và thông qua các đơn vị thành viên, doanh nghiệp còn phát triển nhiều dự án nghỉ dưỡng mang thương hiệu Charm tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dct-group-rot-von-cho-du-an-charm-plaza-binh-duong-va-khu-du-lich-o-ho-tram-20210928231611404.htm

  • Giai đoạn 28/6-22/9, Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (DCT Group) đã phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức tín dụng và hai công ty chứng khoán. Lô trái phiếu có kỳ hạn ba năm và lãi suất cố định 10%/năm.

    Các trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản được định giá hơn 2.838 tỷ đồng, gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và phát sinh từ hợp đồng mua bán căn hộ, công trình xây dựng hình thành trong tương lai tại Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần thuộc Khu phức hợp Charm Plaza 1; quyền sử dụng đất và công trình hình thành trong tương lai tại Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm.

    Với số tiền huy động được, DCT Group sẽ đầu tư xây dựng Tòa tháp Charm Diamond, nhà ở liên kết thương mại dãy LK3, LK4 nằm trong Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần (Charm City Bình Dương) thuộc Khu phức hợp Charm Plaza 1 và phát triển Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm.

    Trong đó, Charm City Bình Dương nằm ở phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, do DCT Group làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 5 ha, bao gồm ba tòa tháp Sapphire, Ruby và Diamond với khoảng 2.047 căn hộ.

    DCT Group rót vốn cho dự án Charm Plaza Bình Dương và khu du lịch ở Hồ Tràm - Ảnh 1.

    Khu phức hợp Charm City Bình Dương do DCT Group làm chủ đầu tư. (Ảnh: DCT Group).

    Còn Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do CTCP Thiên Bình Minh làm chủ đầu tư. 

    Báo Bà Rịa - Vũng Tàu từng thông tin, dự án được giao đất từ tháng 10/2003 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tháng 12/2004. Nhiều năm liền dự án vẫn chưa hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.

    Khu du lịch nói trên từng có sự tham gia của CTCP Đầu tư Hải Phát (Mã: HPX) thông qua công ty con là Công ty TNHH MTV Hải Phát - Bình Thuận. Tuy nhiên, nhiều khả năng DCT Group đã mua lại dự án vào cuối năm 2019.

    DCT Group ban đầu thuộc 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2019, ba cá nhân Việt đã mua lại doanh nghiệp, trong đó ông Trần Kha Minh sở hữu 70% vốn.

    Cũng kể từ thời gian này, DCT Group giới thiệu triển khai 4 dự án tại Bình Dương, Long Hải, Hồ Tràm, Vũng Tàu với tổng quy mô 32 ha và dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 7.000 sản phẩm.

Thứ Tư

Louis Capital muốn tham gia vào dự án nghỉ dưỡng hơn 50.000 m2 ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu

Vào năm ngoái, PPG Holdings đã tổ chức lễ ra quân một dự án mới có tên The Apus với sự tham gia của hơn 500 nhân viên bán hàng. 

Đáng chú ý, dự án này cũng do Du lịch Tân Thành làm chủ đầu tư. Mặt khác, các thông tin về dự án nêu trên như quy mô diện tích và vị trí dự án tương đồng với dự án The Long Hai Beach đã khởi công cách đây 11 năm.

Về chủ dự án là Du lịch Tân Thành, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản đạt 255 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 134 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khá bết bát khi doanh thu thu về không đáng kể và liên tục báo lỗ giai đoạn 2016 - 2019. 

Louis Capital muốn tham gia vào dự án nghỉ dưỡng hơn 50.000 m2 ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 1.

Dự án The Apus do CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành làm chủ đầu tư, PPG Holdings làm đơn vị phát triển. (Ảnh: batdongsan.com).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/louis-capital-muon-tham-gia-vao-du-an-nghi-duong-hon-50000-m2-ven-bien-ba-ria-vung-tau-20210930093119751.htm

Gạo vàng biến đổi gen và những cuộc tranh cãi nảy lửa ở Philippines

Theo Nikkei Asia, việc Philippines chấp thuận sản xuất thương mại gạo vàng đang vướng phải làn sóng chỉ trích trong bối cảnh cả thế giới lo ngại về tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Bà Melanie Guavez, lãnh đạo liên minh chống thực phẩm biến đổi gen SIKWAL cho biết Camarines Sur, quê hương của bà là nơi trồng thử nghiệm lúa biến đổi gen vào năm 2013. Ngay tại thời điểm đó, hàng trăm nông dân đã nhổ bỏ lúa để các nhà chức tránh xem xét lại.

"Chính phủ không thông báo cho bất kỳ ai về những tác động tiêu cực mà gạo vàng biến đổi gen có thể gây ra với đất đai và sinh kế của nông dân.

Họ đánh trống lảng bằng cách cách chỉ nói ra một nửa sự thật, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ người dân về giống, thuốc trừ sâu… Nhưng thực chất, họ đang cố gắng loại bỏ các phương pháp canh tác truyền thống", bà Guavez nói.

Gạo vàng biến đổi gen và những cuộc tranh cãi nảy lửa ở Philippines - Ảnh 1.

Philippines là quốc gia đầu tiên bật đèn xanh sản xuất thương mại gạo vàng biến đổi gen. (Ảnh: Reuters)

Guavez nói rằng việc trồng lúa vàng GMO buộc nông dân phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong khi những thứ này không phải ai cũng có đủ tiền mua. 

Việc canh tác giống lúa mới có thể đẩy nông dân vào cảnh nợ nần, phải gán đất của mình cho các tập đoàn lớn để trang trải các khoản vay.

Bà Guavez lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa vùng trồng lúa của Bicol sẽ bị các công ty thôn tính.

"Các doanh nghiệp lớn sẽ được lợi từ điều này, không phải nông dân. Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ hạt giống bản địa và đất đai của mình. 

Chính phủ chưa từng hỏi nông dân có thực sự cần loại lúa, gạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm? Thay vào đó, Chính phủ nên hỗ trợ các sáng kiến nông dân", bà Guavez nói.

Bà Guavez cho biết nhiều nhóm nông dân trong vùng đang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình kêu gọi nhổ bỏ giống lúa vàng.

Cùng quan điểm, ông Giovanni Tapang, hiệu trưởng trường Đại học khoa học Philippines cho rằng tại sao đầu tư vào sản xuất lại chịu sự kiểm soát của các công ty đa quốc gia về hóa chất nông nghiệp.

"Những tuyên bố của các công ty công nghệ sinh học nông nghiệp chỉ nhấn mạnh việc cung cấp thực phẩm cho thế giới mà bỏ quên điều là phần lớn nông dân không có đất hoặc thiếu đất để duy trì cuộc sống cho cả gia đình", ông Tapang nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gao-vang-bien-doi-gen-va-nhung-cuoc-tranh-cai-nay-lua-o-philippines-20210928183459123.htm

Thứ Ba

Hà Nam: Hai khu nhà ở xã hội và khu dân cư hơn 800 tỷ đồng tìm chủ

Thứ hai là dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới Bắc Bình Mỹ tại xã Đồn Xá, huyện Bình Lục với quy mô khoảng 132.000 m2. Phần diện tích đất ở 39.000 m2, đất thương mại dịch vụ khoảng 2.000 m, đất giao thông – bãi đỗ xe 49.577 m2, đât ngoài dân dụng khoảng 29.660 m2 và các loại đất khác.

Dự án có chi phí thực hiện hơn 201 tỷ đồng, thời gian hoàn thành từ nay đến năm 2023.

Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng, gồm hơn 85.000 m2 đất nông nghiệp, 6.971 m2 đất đa canh, 21.746 m2 đất mặt nước, 15.400 m2 đất giao thông,...

Thời hạn để nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện dự án là ngày 28/10.

Hà Nam: Hai khu nhà ở xã hội và khu dân cư hơn 800 tỷ đồng tìm chủ - Ảnh 1.

Một góc trung tâm thị xã Duy Tiên. (Ảnh: Hà Nam TV).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/ha-nam-hai-khu-nha-o-xa-hoi-va-khu-dan-cu-hon-800-ty-dong-tim-chu-20210929011643246.htm

Thực hư việc thương lái ngoài tỉnh khó vào Cà Mau thu mua lúa

Chia sẻ với người viết, ông K., thương lái thuộc Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông nghiệp Bốn Mùa, cho biết đơn vị gặp nhiều khó khăn khi vào tỉnh Cà Mau thu mua, vận chuyển lúa do địa phương không cho người và phương tiện ra vào địa bàn, nếu ra, vào thì phải cách ly tập trung. Do đó, công ty không thể vận chuyển lúa về nhà máy tại tỉnh Kiên Giang.

Còn tiếp: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Theo ông K, đầu vụ công ty ông có đầu tư vật tư nông nghiệp như phân bón sinh học và thuốc bảo vệ thực vật tại vùng nguyên liệu có diện tích khoảng 50 ha ở xã Khánh Bình Tây Bắc và U Minh, thuộc tỉnh Cà Mau nhưng hiện tại không thể vào thu mua lúa theo hợp đồng đã ký.

"Tiền đầu vụ đầu tư vật tư nông nghiệp là 1,5 triệu đồng/ha cho nông dân và trước khi thu hoạch 15 ngày tạm cọc thêm 200.000 đồng/công (1 công khoảng 1/10 ha), tương đương với số tiền tạm cọc cho 50 ha là 100 triệu đồng. Nhưng khả năng không vào thu mua theo hợp đồng nông dân không chịu trả tiền thì cũng phải chịu", ông K. chia sẻ.

Cũng theo thương lái này khó khăn lớn nhất hiện nay là quy định vào Cà Mau phải cách ly tập trung 14 ngày và khi vào tỉnh này mua lúa thì phải đi bằng phương tiện ghe nhưng không được lên bờ. Do đó, ông K. phải nhờ thương lái khác thu mua tiếp được một phần, phần còn lại nông dân tự bán bên ngoài.

"Tôi đã liên hệ trực tiếp Sở Nông nghiệp Cà Mau để trình bày trường hợp cụ thể của mình với hợp đồng rõ ràng, đảm bảo tuân thủ quy định, không làm lây lan dịch và chỉ xin vào địa phương 3 ngày để thu mua lúa nhưng vẫn không được chấp thuận", ông K. cho biết thêm.

Thực hư việc thương lái ngoài tỉnh khó vào Cà Mau thu mua lúa - Ảnh 1.

Cà Mau quản lý người đi trên phương tiện thu mua lúa, yêu cầu họ sinh hoạt trên ghe, không tiếp xúc với người địa phương. (Ảnh: CTTĐT Cà Mau)

Liên quan đến thông tin phản ánh trên, người viết đã liên hệ ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, để tìm hiểu cụ thể quy định hiện hành của địa phương.

Theo ông Bằng, để đảm bảo an toàn trong quá trình thu mua, vận chuyển lúa, nhất là đối với các ghe thu mua lúa từ ngoài tỉnh, Cà Mau đã tăng cường siết chặt các biện pháp theo quy định trong phòng, chống dịch COVID-19 như kiểm soát, quản lý người đi trên phương tiện thu mua lúa, yêu cầu họ sinh hoạt trên ghe, không tiếp xúc với người địa phương, sau khi nhận hàng xong cần chuyển đi nhanh chóng.

"Nếu ai muốn ở lại và ra khỏi phương tiện, lưu thông trên địa bàn để có thời gian thu mua thì phải cách ly 14 ngày theo quy định. Còn nếu vẫn ở trên phương tiện, không tiếp xúc với bên ngoài thì không có vấn đề gì vì họ có thể phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức sản xuất hỗ trợ lực lượng thu mua, vận chuyển đến phương tiện, thương lái đến mua thì chỉ tiếp nhận sản phẩm và đưa đi", Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho hay.

Còn tiếp...

Thứ Hai

Nền kinh tế trong sự gãy đổ chuỗi cung ứng - Bài 1: Cái nút 'không thiết yếu' trên chai nước mắm và cái công tắc chính sách vô chừng

Anh Nguyễn Ngọc Khánh, đại diện một doanh nghiệp vận tải ở thành phố Cần Thơ chuyên nhận hàng hóa ở các tỉnh Đông Nam Bộ về giao hàng cho các doanh nghiệp ở Cần Thơ và các tỉnh miền Tây cho hay phương án "sang xe, đổi tài" là bất khả thi vì để lái xe container tài xế phải có bằng FC, người không có kinh nghiệm thì không thể lái được.

Ngoài ra với hàng hóa là thực phẩm cần được bảo quản nhiệt độ mát hoặc đông lạnh thì không thể sang hàng tại các điểm tập kết theo quy định vì sẽ làm hư hỏng sản phẩm. Với những hàng hóa không phải hàng rời thì việc bốc dỡ là không thể nếu không có các dụng cụ chuyên dụng.

  • Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chuoi-cung-ung-dut-gay-thanh-nhieu-manh-bai-1-moi-noi-mot-dac-san-quy-dinh-doanh-nghiep-bang-qua-vung-dam-lay-trong-dem-20210911092510025.htm

  • "Hệ quả là không ít tài xế đành chịu cảnh ngồi im trên xe, mắc kẹt ở bãi tập kết từ sáng đến đêm muộn, có khi kéo dài sang cả ngày hôm sau mà vẫn chưa được giải quyết. Mọi thứ còn khó khăn hơn với tài xế lái xe chặng đường dài vốn đã mệt mỏi vì di chuyển lâu trên đường", anh Khánh nói thêm.

    Câu chuyện này cũng diễn ra tại một số địa phương khác như Kon Tum, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang. Tại Phú Quốc (Kiên Giang) các tài xế giao hàng còn được yêu cầu phải ở lại đảo 30 ngày. Quy định hiện đã được gỡ bỏ sau khi có yêu cầu quyết liệt từ Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.

    Một hình ảnh khác tại cửa ngõ vào TP Hà Nội, hàng dài khoảng 3 - 4 km ô tô ùn ứ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khi thực hiện kiểm soát luồng xanh được Zing News ghi nhận vào sáng ngày 9/9 là dẫn chứng sinh động của sự tắc nghẽn lưu thông mặc dù đã trải qua gần hai tháng thực hiện giãn cách.

    Chống dịch tại Việt Nam: Khoảng cách hàng km... từ quyết tâm tới thực tế - Ảnh 2.

    Hàng trăm ôtô đang chuyển hướng để vào khu vực làn kiểm soát xe luồng xanh gây xung đột giao thông. (Ảnh: Zing News).

Chủ Nhật

Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt đầu tư vào Thanh Hoá - Cực tăng trưởng mới tại khu vực phía bắc

Dòng tiền ồ ạt đổ về Thanh Hoá trong thời gian qua xuất phát từ Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhóm 4 tỉnh và thành phố trên sẽ hình thành một tứ giác phát triển ở khu vực phía bắc.

Trong phiên họp sáng ngày 16/9 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh này nhằm nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới.

Việc được định hướng trở thành một trong tứ trụ phía bắc kéo theo kế hoạch phát triển hạ tầng của tỉnh. Sẽ có khoảng gần 35.000 tỷ đồng vốn đầu tư đổ vào hơn 40 dự án giao thông trong giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Thanh Hóa.

Riêng trong năm nay, dự án đường Vành đai phía tây TP Thanh Hóa sẽ được hoàn thành. Đây là trục đường chính của TP Thanh Hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh.

Trong thời gian tới, khi cao tốc Bắc – Nam đoạn Thanh Hóa – Ninh Bình đi vào hoạt động sẽ thu hẹp khoảng cách giữa Thanh Hóa với đầu tàu kinh tế Thủ đô Hà Nội, mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế của tỉnh.

Thanh Hóa: miền đất màu mỡ của các ông lớn ngành BĐS - Ảnh 1.

Nút giao của tuyến đường Vành đai phía Tây TP Thanh Hóa. (Nguồn: Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa).

Bên cạnh yếu tố hạ tầng, mục tiêu phát triển diện tích xây dựng nhà ở của tỉnh này cũng là điểm đáng chú ý với giới đầu tư. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, tổng diện tích xây dựng nhà ở đến năm 2025 dự kiến tăng thêm khoảng 19,6 triệu m2 sàn, tương ứng với khoảng 193.939 căn. 

Chỉ trong hai tháng 7 - 8/2021, tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận đầu tư rất nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư ở nhiều khu vực trên địa bàn với tổng vốn đầu tư lên đến cả nghìn tỷ đồng, ví dụ như Khu xen cư phố Thành Yên (66.926 tỷ đồng), Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại Sầm Sơn (3.046,9 tỷ đồng), Khu dân cư Mỹ Hưng thuộc huyện Nga Sơn (1.484 tỷ đồng)...

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/doanh-nghiep-dia-oc-o-at-dau-tu-vao-thanh-hoa-cuc-tang-truong-moi-tai-khu-vuc-phia-bac-20210824204230119.htm


Shipper tăng gấp 5 lần, TP HCM quá tải xét nghiệm

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-20-9-sua-ket-qua-test-nhanh-covid-19-thanh-duong-tinh-de-tron-viec-20210920073736283.htm

Thứ Sáu

Lượng bán hàng tháng 8 thấp nhất trong 5 năm, kéo giá thép xây dựng khỏi chuỗi tăng liên tiếp

Báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết trong tháng 8, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép xây dựng có xu hướng ổn định theo đà chững lại của giá nguyên liệu thị trường khu vực và thế giới đến cuối tháng có tăng nhẹ. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Tuy nhiên, giá bán thép xây dựng trong nước ổn định do trong nước nhu cầu thấp, ở mức bình quân khoảng 16.200-16.500 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể. 

Mức giá này giảm khoảng 4 - 6% so với tháng cao nhất từ đầu năm đến nay là khoảng 17.200 đồng/kg, ghi nhận hồi tháng 6 vừa qua.

Lượng bán hàng tháng 8 thấp nhất trong 5 năm, kéo giá thép xây dựng khỏi chuỗi tăng liên tiếp - Ảnh 1.

Giá thép xây dựng tháng 8 sụt giảm so với các tháng trước đó. (Nguồn: VSA)

Theo VSA, các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước là do giá phế nội địa giữ mức 10.400 đồng/kg đến 11.000 đồng/kg, giá phế nhập khẩu giảm 3 USD/tấn ở mức 500 USD/tấn cuối tháng 8/2021. 

Giá phôi nhập khẩu giữ mức 674 USD/tấn cuối tháng 8/2021, giảm 4,7% so với cuối tháng 7. Giá phôi nội địa giao dịch ở mức 14.500 đồng/kg đến 14.800 đồng/Kg trong tháng 8.

Lượng bán hàng tháng 8 thấp nhất trong 5 năm, kéo giá thép xây dựng khỏi chuỗi tăng liên tiếp - Ảnh 2.

Giá nhập khẩu thép phế, phôi thép và thép xây dựng tháng 8/2021. (ĐVT: USD/Tấn, CFR Đông Á. Nguồn: Platts/VSA)

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/luong-ban-hang-thang-8-thap-nhat-trong-5-nam-keo-gia-thep-xay-dung-khoi-chuoi-tang-lien-tiep-20210917162841151.htm

Thứ Năm

Giá vàng có tái lặp kịch bản phi mã như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008?

Trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu đang chịu thiệt hại nặng nề từ đại dịch COVID-19 như hiện nay, việc tìm ra một kênh đầu tư hiệu quả và ít rủi ro là một câu hỏi khó. Nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng rất lớn vào vàng với niềm tin giá vàng tăng khi có khủng hoảng kinh tế.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-vang.html

Trong lịch sử đã từng ghi nhận cuộc khủng hoảng năm 2008 kéo dài 18 tháng trong suốt năm 2008 và 2009 là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính thế giới.

Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, vào giai đoạn đó, vàng đã thể hiện sức mạnh to lớn của một tài sản trú ẩn lý tưởng khi giá vàng liên tục tăng vọt. Từ năm 2008-2012, vàng thỏi đã tăng từ mức khoảng 872 USD/ounce (năm 2008) lên mức 1.664 USD/ounce (năm 2012).

Giá vàng có tái lặp kịch bản phi mã như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008? - Ảnh 1.

Giá vàng thế giới tăng mạnh mẽ từ sau cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008. (Nguồn: Kitco.com)

Đến giai đoạn 2020-2021 là thời gian khó khăn với nền kinh tế toàn cầu khi thế giới phải đương đầu với đại dịch COVID-19.

Khi dịch bệnh lan rộng, kinh tế thế giới nhanh chóng bị đình trệ do các quốc gia lần lượt ban hành các lệnh phong tỏa, kiểm soát dịch và hạn chế đi lại. Tình trạng thất nghiệp diễn ra tràn lan và số liệu GDP nhiều nước trên thế giới thấp kỷ lục đã xác định sự suy yếu của nền kinh tế.

Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tuột dốc 9,5% trong quý II/2020, giảm gần 33% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là mức giảm sâu nhất của một quý, kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, xóa sạch thành quả tăng trưởng kinh tế trong 5 năm và ghi dấu mức tăng trưởng tồi tệ nhất tính từ năm 1947. 

Cùng với mức giảm gần 5% trong quý I/2020, nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2009.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 14,7% vào tháng 4/2020, mức cao nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước cũng tạo gánh nặng lớn cho kinh tế Mỹ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-vang-co-tai-lap-kich-ban-phi-ma-nhu-cuoc-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau-nam-2008-20210914161758464.htm

Thứ Tư

Giá lúa gạo hôm nay 8/9: Giá nếp giảm nhẹ, giá gạo tăng mạnh 2.000 đồng

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (8/9) giữ ổn định ở hầu hết các loại như lúa IR 50404 giữ ở mức 4.700 - 5.000 đồng/kg, lúa OM 9582 giá 4.700 - 4.8500 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 5451 giá 5.000 - 5.200 đồng/kg, lúa OM 6976 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg, OM 18 có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, Nàng hoa 9 có giá 6.000 - 6.100 đồng/kg, Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Với các loại nếp như nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi là chủng loại có sự điều chỉnh với mức giảm 100 đồng xuống còn 4.200 - 4.300 đồng/kg, còn nếp tươi Long An vẫn ổn định với

 giá 4.500 - 4.700 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

 

- Lúa IR 50404

kg

4.700 - 5.000

 -

- Lúa OM 9582

kg

4.700 - 4.850

 -

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

 -

- Lúa OM 5451

kg

5.000 - 5.200

 -

- Lúa OM 6976

kg

5.100 - 5.200

 -

- Lúa OM18

Kg

5.500 - 5.600

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.000 - 6.100

-

- Lúa IR 50404

kg

-

 -

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

 -

- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi

kg

4.200 - 4.300

-100

- Nếp Long An (tươi)

kg

4.500 - 4.700

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

 

Giá gạo

 Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 11.500

    -     

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

17.000 - 18.000

 -

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

                           -

- Gạo Hương Lài

kg

18.000

  -

- Gạo trắng thông dụng

kg

15.000

 -

- Gạo Nàng Hoa

kg

16.200

 -

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

 -

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

 -

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

 -

- Gạo Nhật

kg

19.000

 +2.000

- Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

 -

- Cám

kg

7.500 - 8.000

                           -

   Bảng giá lúa gạo hôm nay 8/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 
Trung Quốc trồng thành công giống lúa khổng lồ cao 2m, năng suất 9 tạ/mẫu - Ảnh 1.

Ảnh: Xinhua

Tại các huyện Kiên Lương và Giang Thành Kiên Giang, giá lúa OM 18 là 5.450 - 5.500; DS1 4.800 - 4.850.

Các loại gạo hôm nay đã có sự điều chỉnh mới. Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo Nhật tăng mạnh 2.000 đồng lên 19.000 đồng/kg.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-lua-gao-hom-nay-8-9-gia-nep-giam-nhe-gia-gao-tang-manh-2000-dong-20210907180353399.htm