Thứ Ba

Áp lực từ cơn sốt năng lượng thế giới đè nặng tới các kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước

Thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước nới lỏng dần lệnh cấm đi lại, thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu; mức dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm...

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Tính đến ngày 26/10, giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới tăng khoảng 9% so với 15 ngày trước đó. 

Tình hình dịch bệnh trong nước mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn còn có diễn biến phức tạp tại TP HCM, Bình Dương và một số tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. 

Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã liên tục chi sử dụng liên tục Quỹ bình ổn giá (BOG) ở mức cao.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ap-luc-tu-con-sot-nang-luong-the-gioi-de-nang-toi-cac-ky-dieu-chinh-gia-xang-dau-trong-nuoc-20211026150144531.htm

Thứ Hai

Cầm trong tay 1-2 tỷ, sử dụng đòn bẩy tài chính thế nào để mua đất vùng ven?

Nếu như BĐS khu vực trung tâm TP HCM trải qua thời kỳ tăng trưởng nóng, giá đất đã neo cao và quỹ đất hạn hẹp, BĐS vùng ven là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, từ đại gia đến người lao động.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/cam-trong-tay-1-2-ty-su-dung-don-bay-tai-chinh-nhu-the-nao-de-mua-dat-vung-ven-20211024183921455.htm

Nhiều năm qua, cùng với tiến trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế của "hạt nhân" TP HCM, bất động sản (BĐS) vùng ven cũng thay da đổi thịt, nhất là trong bối cảnh quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, giá đã neo cao và các vấn đề liên quan đến pháp lý.



Giá căn hộ TP HCM sau thời gian trầm lắng bây giờ đã hình thành giá cao, một căn hộ ở được hiện nay có giá 40-50 triệu đồng/m2. Những căn hộ từng cao cấp trước đây giờ lại thuộc phân khúc trung cấp.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, trong những giai đoạn thị trường trầm lắng, nhà đầu tư thường lưu trú về những nơi giá trị đất không cao lắm để đầu tư trung hạn, trong khi giá nhà đất tại TP HCM đã quá cao và tiềm năng tăng trưởng cũng chậm hơn.

"Ở mọi giai đoạn, BĐS vùng ven không chỉ có lực hút đối với nhà đầu tư TP HCM. BĐS vùng ven có tính ổn định trong thời gian dài, phù hợp mọi đối tượng từ đại gia đến người lao động. Người có tiền biết 'đánh hơi' vùng nào tiềm năng và họ thường mua để dành 5-7 năm với kỳ vọng tăng giá nhiều lần.

Còn người lao động muốn tìm chỗ an cư lạc nghiệp với khu đất 100-200 m2, có sân vườn thì vùng ven là lựa chọn vừa túi tiền với mục đích kép: Vừa có nơi ở, vừa tích lũy giá trị gia tăng của tài sản", ông Hiển nhận định.

Giá bất động sản vùng ven hiện nay đắt hay rẻ?

So với khu vực trung tâm, giá bất động sản vùng ven đã bật tăng mạnh trong thập kỷ qua nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, vẫn còn nhiều khu vực có mức giá tương đối mềm, có thể phục vụ hai mục tiêu kép: An cư lạc nghiệp và tích lũy tài sản.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/gia-bat-dong-san-vung-ven-hien-nay-dat-hay-re-20211024173030981.htm



Theo thống kê từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bất động sản vùng ven liên tục tăng qua từng năm và biên độ tăng giá mạnh hơn khu vực trung tâm. Đơn cử như tại Bình Dương, khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, giai đoạn 2007-2010, giá rao bán chung cư trung bình 6-18 triệu đồng/m2.

Đến giữa năm 2019, giá rao bán trung bình của loại hình này nhảy vọt lên 30-35 triệu đồng/m2 và sang năm 2020, nhiều dự án mới có giá chào bán gần 40-45 triệu đồng/m2, vượt giá bán nhiều khu vực tại TP HCM.

Hay như khu Đông Sài Gòn từng được xem là vùng đất xa xôi đến nay giá nhà, đất đã bật mạnh so với một thập kỷ trước. Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam từng chia sẻ: "Trước đây, khách hàng chủ yếu tìm mua căn hộ giá rẻ ở quận 9. Từ cuối năm ngoái, các dự án chào bán mới đều đã vượt ngưỡng 50 triệu đồng/m2. Tương lai còn nhiều dự án cao cấp, hạng sang mà trước đây chúng ta chưa bao giờ nghĩ sẽ xuất hiện."


Tại sự kiện bất động sản do Cafeland tổ chức ngà 23/10, ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân thông tin, giá đất một số nơi ở quận 9 (nay là TP Thủ Đức) đã tăng 20-40 lần so với 10 năm trước, trong khi khu vực trung tâm chỉ tăng 2-5 lần, cá biệt 6-10 lần.

Thậm chí trong giai đoạn miền Nam bước vào thời kỳ giãn cách, phòng chống dịch COVID-19 vừa qua, các hoạt động giao dịch BĐS đều bị hạn chế nhưng giá đất vẫn âm thầm tăng. Trong đó, giá đất ở một số khu vực thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 10% so với trước dịch.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với việc giá BĐS vùng ven tăng mạnh hơn BĐS trung tâm, tỷ suất sinh lời theo đó cũng cao hơn nên loại hình này ngày càng gia tăng sức hút đầu tư. Mặt khác, các chuyên gia nhận định nếu so sánh về giá trị tuyệt đối thì giá BĐS vùng ven còn tương đối mềm, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, bao gồm người lao động mong muốn có nơi an cư lạc nghiệp.

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 tăng mạnh so với kỳ tính giá ngày 11/10.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá bán lẻ xăng dầu tại Singapore. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua tăng rất nhanh.

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn và giữ nguyên các loại thuế phí hiện tại, ở kỳ điều hành ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng 1.420 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng 1.940 đồng/lít.

Trong khi đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel có khả năng tăng 1.140 đồng/lít; dầu hỏa tăng 970 đồng/lít và dầu mazut tăng 180 đồng/kg.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ tư liên tiếp và chỉ còn kém đỉnh lịch sử khoảng 2.500 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92 và kém khoảng 1.300 đồng đối với xăng RON 95.

Cụ thể, vào ngày 7/7/2014, giá xăng lập đỉnh, E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít.

Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 16 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 7.798 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 8.178 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể sẽ tăng ít hơn. 

Tuy nhiên, chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi quỹ bình ổn giá xăng đang khá cao, với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 950 đồng/lít.

Hiện tại, giá bán lẻ mặt hàng xăng trên thị trường đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, với xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, với xăng RON 95 là 22.879 đồng/lít.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-se-tang-lan-thu-4-lien-tiep-vao-ngay-mai-20211025082201204.htm

Thứ Tư

Ngành thép nhập siêu hơn 700 triệu USD

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 9, bán hàng thép đạt 2,2 triệu tấn, không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Song, xuất khẩu thép đạt 802 nghìn tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Lũy kế 9 tháng, bán hàng thép đạt 22 triệu tấn, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thép đạt gần 5,7 triệu tấn, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020.

Thống kê của VSA, trong tháng 8, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 7 và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu thép đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 35% so với tháng 7 và tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt khoảng 8,5 triệu tấn, tương đương 7 tỷ USD, tăng 43,5% về lượng và tăng 1,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngành thép nhập siêu hơn 700 triệu USD trong 8 tháng - Ảnh 1.

Nguồn: VSA

Tính chung 8 tháng, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 2,7 triệu tấn, tương đương 2 tỷ USD, không biến động về lượng nhưng tăng 44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép các loại sang Trung Quốc đạt 1,8 triệu tấn tương đương gần 1,1 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 15% tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-thep-nhap-sieu-hon-700-trieu-usd-trong-8-thang-20211020001502389.htm

Thứ Hai

Lộ diện chuỗi cửa hàng bán lẻ mới của Masan Group

Ngày 16/10, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) đã chính thức khai trương cửa hàng CVLife đầu tiên tại TP HCM. Đây là điểm bán nằm trong chuỗi các cửa hàng tích hợp giữa WinMart+, Phúc Long, Techcombank và Phano Pharmacy.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/masan-group.html

Trao đổi với người viết, phía Masan Group xác nhận thông tin trên và cho biết trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục mở thêm hai cửa hàng CVLife tại Hà Nội và TP HCM.

Chiến lược tích hợp nhiều dịch vụ vào một điểm bán không phải là mới đối với Masan Group. Trước đó, tại Hà Nội, cửa hàng tích hợp WinMart+, Phúc Long và Techcombank cũng đã được khai trương hồi tháng 6.

Khi ấy, công ty cho biết các Kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng WinMart+. Hợp tác kỳ vọng góp phần tăng biên lợi nhuận toàn hệ thống cửa hàng WinMart+ hơn 4% so với mức hiện tại.

Lộ diện chuỗi cửa hàng bán lẻ mới của Masan Group - Ảnh 1.

Cửa hàng CVLife đầu tiên của Masan Group. (Ảnh: MSN).

Về hai dịch vụ tích hợp còn lại là ngân hàng và hiệu thuốc, Techcombank vốn đã nằm trong hệ sinh thái Masan Group, trong khi Phano Pharmacy, theo chia sẻ phía Masan, là đối tác chiến lược. Do đó rất có thể với sự hợp tác này, hai bên sẽ cùng nhau chia sẻ chi phí mặt bằng và doanh thu.

Chuỗi cửa hàng CVLife được phía Masan Group khẳng định vẫn nằm trong chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng trước đó đã đưa ra. Trong chiến lược này, Masan Group hướng tới mục tiêu chuyển đổi từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu mà tập đoàn gọi là nền tảng Point of Life.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/lo-dien-chuoi-cua-hang-ban-le-moi-cua-masan-group-20211018154629761.htm

Thứ Tư

Tập đoàn FLC huy động 1.200 tỷ đồng cho khu đô thị tại Hạ Long

Tập đoàn FLC vừa phát hành 430 tỷ đồng trái phiếu đầu tư vào dự án FLC Tropical City tại Hạ Long. Trước đó, FLC cũng lên kế hoạch rót 800 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho dự án này.

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố chào bán thành công lô trái phiếu trị giá 430 tỷ đồng cho một tổ chức tín dụng trong nước.

Cụ thể, ngày 4/10 vừa qua, Chứng khoán Quốc tế Việt Nam vừa thu xếp cho FLC phát hành 4,3 triệu trái phiếu, loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được bảo đảm bằng doanh thu bán căn hộ tại dự án FLC Tropical City Hạ Long, bảo lãnh thanh toán bởi Ngân hàng OCB.

Số trái phiếu trên có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 4/10/2024. Lãi trả định kỳ 6 tháng/lần, cố định 10,5%/năm cho hai kỳ tính lãi đầu tiên, ở các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất sẽ bằng tổng lãi suất tham chiếu và biên độ 4,4%/năm, nhưng sẽ không thấp hơn 10,5%/năm.

Toàn bộ số vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ được FLC dùng để đầu tư dự án Khu đô thị FLC Tropical City 1 tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Gần đây nhất vào đầu tháng 10, FLC đã công bố kế hoạch rót tổng 800 tỷ đồng vào dự án này (mỗi giai đoạn 400 tỷ đồng), trích từ nguồn vốn 4.970 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán 497 triệu cổ phiếu sắp tới. 

Đây cũng là dự án được FLC ưu tiên đầu tư nhất trong trường hợp không thu đủ vốn như dự định.

Dòng vốn hơn 1.200 tỷ chảy về dự án tại Hạ Long của FLC Group - Ảnh 1.

Dự án Khu đô thị FLC Tropical City Hạ Long của FLC. (Nguồn: FLC).

Thứ Ba

500 căn condotel và 1.000 biệt thự biển sắp mở bán tại Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Phú Quốc

Theo dự báo của DKRA, sức cầu chung toàn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thể sẽ hồi phục ở mức nhất định vào cuối quý khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên sức cầu vẫn ở mức khá thấp, khó có sự đột biến trong ngắn hạn.

Trong quý vừa qua, thị trường đón nhận 9 dự án biệt thự biển mới mở bán, bao gồm 5 dự án mới và 4 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo.

Tổng sản phẩm cung cấp ra thị trường là 352 căn, tăng 46% so với quý trước và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tiêu thụ nguồn cung mới khoảng 82 căn, đạt 23%, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng so với quý trước, tuy nhiên DKRA đánh giá sức cầu chung toàn thị trường vẫn ở mức khá thấp.

Thị trường condotel khan hiếm nguồn cung, không có dự án mới mở bán. Sức cầu toàn thị trường cũng được ghi nhận ở mức rất thấp.

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều dự án khóa giỏ hàng, có 20/26 dự án không phát sinh giao dịch với lượng hàng tồn kho khoảng 3.249 căn.

Bất động sản nghỉ dưỡng quý III: Condotel 'ngủ đông', sức cầu thị trường khó đột biến - Ảnh 1.

Phân khúc nhà phố/shophouse biển có sự sụt giảm nghiêm trọng trong về nguồn cung và tiêu thụ trong quý III. (Nguồn: DKRA Việt Nam).

Thứ Hai

UBCK đang làm việc với Louis Holdings

 Sau khi giá các cổ phiếu trong hệ sinh thái Louis Holdings lao dốc kèm nghi vấn thao túng giá cổ phiếu trong thời gian vừa qua, Louis Holding đã có thông tin chính thức về các vấn đề này.


Ngày 11/10, Công ty Cổ phần Louis Holdings đã tổ chức buổi họp báo công bố bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Mai Long.

Ông Nguyễn Mai Long sẽ chính thức đảm nhiệm điều hành hệ sinh thái Louis Holdings bao gồm các công ty trên sàn như CTCP Louis Land (Tiền thân là Bảo Thư, Mã: BII); CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Mã: AGM), CTCP Cáp nhựa Vĩnh Khánh (Mã: VKC); CTCP Louis Capital (Mã: TGG); CTCP Sametel (Mã: SMT),..

Tại buổi họp báo, ông Long cho biết, "vừa qua có nhiều thông tin về hệ sinh thái Louis Holdings, đây cũng là một điều khá ngạc nhiên, ngoài kỳ vọng của chúng tôi".

"Sau này, Louis Holdings sẽ thành lập bộ phận đầu tư cổ phiếu thông qua Louis Capital, hiện nay thì chưa hoạt động nhưng đã có những kết quả mà chính chúng tôi cũng rất bất ngờ.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/tan-tgd-louis-holding-chung-toi-dang-tiep-doan-kiem-tra-cua-ubck-20211010225226794.htm

Ông Long cho biết, hiện có rất nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động thao túng giá cổ phiếu.

"Theo tôi nghĩ nhà đầu tư họ đầu tư theo phong trào, và nhiều nhóm nhà đầu tư trên thị trường tận dụng các thông tin M&A của chúng tôi để đầu tư. Chúng tôi không có chủ trương xử lý các vấn đề liên quan đến biến động giá cổ phiếu.



Chúng tôi không xử lý các vấn đề liên quan vận động ngắn hạn của thị trường. Không tham gia đến các vấn đề liên quan đến giá cổ phiếu tăng hay giảm. Các nhà đầu tư cần thận trọng, tránh bị lôi kéo bởi các nhóm nhà đầu tư như vậy khi tham gia vào thị trường", ông Long nói.

Tân Tổng Giám đốc Louis Holdings cũng cho biết: "Hiện công ty đang đón tiếp đoàn kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Chúng tôi đang cung cấp các hồ sơ thông tin theo yêu cầu của UBCK. Kết luận của cơ quan nhà nước sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn".

Louis Holdings tổ chức buổi họp báo công bố bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Mai Long. (Ảnh: H.T)

Nói thêm về việc này, ông Ngô Thục Vũ, Tổng Giám đốc Louis Capital cho rằng, thanh tra kiểm tra là nghiệp vụ của cơ quan chức năng đối với bất kỳ cổ phiếu nào liên quan đến biến động giá lớn.

Trong đợt này, Thanh tra UBCK chỉ kiểm tra về tính tuân thủ về công bố thông tin, quản trị công ty, báo cáo tài chính và kết quả sử dụng vốn. Hiện chúng tôi đã cung cấp đầy đủ.

"UBCK sẽ kiểm tra một giai đoạn dài từ năm 2017, chúng tôi thì tiếp quản BII từ đầu 2021. Còn lãnh đạo giai đoạn trước họ không còn làm việc nữa, các thông tin đó chúng tôi đang rà soát lại các hồ sơ để cung cấp cho UBCK", ông Ngô Thục Vũ nói thêm.

Liên quan đến các biến động giá của nhóm Louis Holdings và việc ông Đỗ Thành Nhân thường xuyên đăng đàn về giá cổ phiếu, ông Vũ cho biết: "Việc chia sẻ thông tin của ông Nhân là do ông vốn xuất thân từ kinh doanh gạo, chưa có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán, nhiều khi chỉ chia sẻ cho vài người quen nhưng nhiều người chụp màn hình lại rồi chia sẻ lại làm thông tin lan rộng".

Trước đó, Như VietnamBiz đã thông tin, trong một bài viết chia sẻ trên facebook ngày 5/10, ông Nhân tự nhận mình không phải dân tài chính, cũng không biết gì về chứng khoán và là một F0 mới bước vào thị trường. Thậm chí ông còn tự nhận rằng "không biết thị trường chứng khoán là những con số nhảy múa khốc liệt".

Doanh nghiệp bất động sản ứng phó khi giá vật liệu xây dựng tăng

Giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép tăng cao ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp đã chọn tăng giá sản phẩm chưa bán để bù đắp hoặc tạm ngừng thi công để quan sát đưa ra phương án tối ưu.

Thời gian qua, thị trường vật liệu xây dựng nhiều tỉnh, thành trên cả nước có xảy ra tăng giá. Cụ thể theo bảng giá của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng công bố, so sánh quý II với quý I/2021 cho thấy giá cát đúc, xây, tô tăng cao nhất 75.000 đồng/m3; giá thép tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg tùy loại.

Tại TP HCM, so sánh bảng giá vật liệu xây dựng quý II với quý I của Sở Xây dựng công bố, giá thép tăng cao 8.000 - 9.000 đồng/kg tùy loại.

Mới đây, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên đã ra thông báo tăng giá thép. Theo đó, giá thép cây và thép cuộn các loại đồng loạt tăng 200.000 đồng/tấn trên phạm vi toàn quốc. Mức giá mới có hiệu lực từ ngày 7/10. Theo Thép Hòa Phát Hưng Yên, nguyên nhân của việc tăng giá bán là do giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào thời gian qua liên tục tăng.

Về giá xi măng, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, thị trường ghi nhận từ tháng 4 nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng điều chỉnh tăng giá bán 30.000 – 40.000 đồng/tấn do chi phí tăng cao và để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất.




Tuy nhiên, đợt tái bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế, bao gồm việc đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

Trao đổi với người viết, một số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cho biết, ngoài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nói chung phải tạm dừng thi công thì việc giá vật liệu xây dựng tăng quá cao khiến doanh nghiệp đưa ra lựa chọn thi công cầm chừng, giãn tiến độ dự án hoặc điều chỉnh giá bán.

Ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, tỷ trọng giá trị thép trong giá trị đầu tư xây dựng cao tầng chiếm ít nhất khoảng 10% - 12%. Nếu tính từ thời điểm tháng 11/2020 đến nay, giá thép đã tăng hơn 5.000 đồng/kg, đây là một con số không hề nhỏ.

"Việc giá thép tăng nóng trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến ngành BĐS. Đặc biệt là với dự án đang triển khai, chủ đầu tư đã xác định suất đầu tư, giá bán thì việc tăng giá này đã ảnh hưởng trực tiếp vào lợi nhuận kỳ vọng ban đầu của doanh nghiệp", Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh nói và nhận định giải pháp tốt nhất lúc này là doanh nghiệp giãn tiến độ thi công dự án, chờ xem những biến động tiếp theo thị trường rồi tùy cơ ứng biến.

Một doanh nghiệp BĐS đang làm chủ đầu tư dự án nhà ở tại Quảng Nam chia sẻ, doanh nghiệp trực tiếp thi công nên ảnh hưởng rất nhiều từ việc tăng giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép.

"Bảng giá bán sản phẩm công ty đưa lên hợp đồng từ năm 2020. Công ty đã chạy chương trình bán hàng, ký hợp đồng với khách hàng nên khi giá vật liệu tăng buộc công ty phải chấp nhận lợi nhuận giảm xuống. Có những sản phẩm chưa bán, công ty xem xét điều chỉnh tăng giá lên để bù đắp", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Tại TP HCM, theo JLL, giá nhà mở bán mới tại TP HCM dự kiến tiếp tục tăng dưới áp lực thiếu hụt quỹ đất và chi phí vật liệu xây dựng leo thang.

Trong khi đó, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang chia sẻ tại tọa đàm BĐS được tổ chức mới đây rằng, ông không đồng ý quan điểm việc giá vật liệu xây dựng tăng đẩy giá bán tăng.

"Ở thị trường bình thường như giai đoạn 2015-2017, chuyện đó có thể đúng nhưng hiện nay là không. Hiện nay tôi đánh giá, nhiều chủ đầu tư trên thị trường có biên lợi nhuận 25-30%, thậm chí 40%.

Nếu giá vật liệu xây dựng tăng 10-15% - mức này rất lớn với ngành xây dựng, nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá bán, chỉ làm tăng 5% giá thành sản phẩm, trong khi chủ đầu tư đang lời đến 25-30%", ông Quang nói và tiếp tục giữ quan điểm việc tăng giá vật liệu xây dựng làm tăng giá bán là không có, nhất là đối với thị trường căn hộ.

Giá xăng dầu bán lẻ sẽ tăng theo xu hướng thế giới?

Thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng do kinh tế các nước trên thế giới đang dần hồi phục, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang khôi phục trở lại khi nhiều nước đã chọn phương án sống chung, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Nhu cầu năng lượng tăng mạnh do các nước chạy đua chuẩn bị nguồn năng lượng cho mùa Đông trong khi giá khí đốt tăng phi mã. Bên cạnh đó, việc OPEC+ quyết định chỉ tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng 11 đã khiến thị trường dầu càng thắt chặt.

Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua.

Ảnh: Báo Chính phủ

Cụ thể, giá dầu thô ngày 10/10 đã lên mức hơn 80 USD/thùng đối với WTI và 82,5 USD/thùng đối với dầu Brent, cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/10 cụ thể như sau:

Xăng/dầu

Giá

So sánh với kỳ trước

Xăng RON92

88 USD/thùng

+ 7%

Xăng RON95

90 USD/thùng

+ 7%

Dầu diesel 0.05S

88 USD/thùng

+ 10,5%

Dầu hỏa

88 USD/thùng

+ 10%

Dầu mazut 180CST 3.5S

430 USD/thùng

+ 5%

Tình hình dịch bệnh trong nước đang dần được kiểm soát, số ca nhiễm mới tại TP HCM, Bình Dương… đang giảm mạnh và giảm liên tục trong những ngày gần đây.

Nhiều địa phương bắt đầu áp dụng các biện pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch thích ứng với tình hình mới.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-ban-le-se-tang-theo-xu-huong-the-gioi-20211011143147982.htm

Chủ Nhật

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chạy nước rút trong 100 ngày vàng

Tại họp báo quý III của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuy-hai-san-khac-136.htm

Tính đến hết quý III, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, ngành thủy sản có 100 ngày "vàng" để chạy nước rút cho mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9 tỷ USD, tương đương mỗi tháng xuất khẩu thủy sản cần đạt hơn 900 tỷ USD.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hồ Nguyên, TGĐ Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam (Nam Định) cho biết nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu nghêu ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đều thuộc vùng xanh, khá an toàn nên công ty vẫn duy trì sản xuất, gấp rút hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu trước mùa Noel.

"Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường đều tăng mạnh, mỗi tháng công ty xuất đều 20 – 25 container nghêu đông lạnh. Dự kiến, sản lượng và doanh thu của xuất khẩu Lenger tăng 30% trong năm 2021, đạt 8.000 tấn nghêu, tương đương 12 triệu USD.

Bên cạnh đó, công ty cũng bắt đầu phát triển và nhận thêm được đơn hàng thịt nghêu đông lạnh, thịt nghêu đóng hộp. Sản phẩm này có giá trị gia tăng cao hơn so với nghêu nguyên vỏ, đồng thời tiêu thụ lượng lớn nghêu của người dân", ông Nguyên nói.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chạy nước rút trong 100 ngày vàng - Ảnh 1.

Sản lượng và doanh thu của xuất khẩu nghêu của Lenger dự kiến tăng 30% trong năm 2021. (Ảnh: Lenger)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), EU là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 62% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. 

Những ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA phần nào giúp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam sang thị trường này.

VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm này từ EU và Mỹ vẫn rất cao từ nay tới cuối năm. Nếu đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho chế biến và dịch bệnh được kiểm soát, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Nếu doanh nghiệp ở địa phương có thế mạnh về nguyên liệu và chế biến nghêu, không nằm trong vùng giãn cách theo Chỉ thị 16 cần đảm bảo phòng dịch và tăng tốc cho các đơn hàng mùa Giáng sinh.

Dù nhìn thấy những lợi thế nhưng ông Nguyên vẫn chưa hết lo khi một số công nhân của Lenger sinh sống tại tỉnh Hà Nam, thuộc vùng phong tỏa khiến một số dây chuyển sản xuất bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, công tác phòng dịch, đảm bảo an toàn cho công nhân khi trở lại nhà máy là điều ông Nguyên lo ngại.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-thuy-san-chay-nuoc-rut-trong-100-ngay-vang-20211009104709137.htm

Thứ Năm

OECD: Việt Nam sắp trở thành quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn thứ hai châu Á

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt heo vào cuối năm 2021, chỉ sau Trung Quốc.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Sự phát triển của ngành chăn nuôi heo thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thực phẩm trong nước.

Sản lượng thịt heo dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030.

Hiện, thịt heo hiện đang là thực phẩm chiếm tỷ lệ áp đảo trong giỏ tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của người dân Việt Nam.

Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2020, thịt heo chiếm tới 65 – 70% trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình, trong khi thịt gia cầm chỉ chiếm từ 15 – 20%, số còn lại là thịt bò và thủy hải sản, theo báo Kinh tế Đô thị.

Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 9, tổng đàn heo cả nước ước đạt gần 27 triệu con, tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2020. Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 3 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

OECD: Việt Nam sắp trở thành quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn thứ hai châu Á - Ảnh 1.

Hầu hết, Việt Nam sản xuất thịt heo chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. (Ảnh: Gutafood)

Mặc dù quy mô chăn nuôi heo của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước dịch tả heo Châu Phi nhưng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng.

Còn tiếp...

Tham khảo thêm: https://vietnambiz.vn/oecd-viet-nam-sap-tro-thanh-quoc-gia-tieu-thu-thit-heo-lon-thu-hai-chau-a-20211006172436812.htm

Thứ Tư

Giá thịt heo biến động trái chiều ở Hà Nội và TP HCM, phố lớn và tỉnh lẻ

Vào tháng 7, khi TP HCM và Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, giá heo dao động ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg, giảm 20 – 30% so với đầu năm nhưng người dân vẫn phải mua giá heo với giá đắt đỏ.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những ngày qua, giá heo hơi trên cả nước liên tục giảm sâu và chạm đáy 2 năm.

Theo khảo sát ngày 5/10, giá heo hơi 3 miền dao động 38.000 – 47.000 đồng/kg, giảm 40 – 50% so với tháng 1. Tuy nhiên, giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là TP HCM.

Trao đổi với người viết, chị Huỳnh Thị Ngọc Như, người dân ở Quận Gò Vấp, TP HCM cho biết: "Hiện, nhiều chợ, siêu thị ở TP HCM đã hoạt động trở lại, việc mua thịt không còn khó khăn nhưng giá thịt heo vẫn ở mức cao 130.000 – 160.000 đồng/kg, không thay đổi nhiều so với thời điểm TP mới giãn cách.

Có lúc, gia đình tôi phải thay thế bằng nguồn protein khác như cá, gà, vịt để cân đối chi tiêu", chị Như nói.

Gần đây, cả hai TP lớn đều nới lỏng giãn cách nhưng giá thịt heo ở TP HCM vẫn neo ở mức cao dao động ở mức 130.000 – 160.000 đồng/kg. Trong khi tại Hà Nội giá thịt heo chỉ còn 80.000 – 120.000 đồng/kg, giảm 30.000 – 40.000 đồng/kg so với tháng 7.

Giá thịt heo biến động trái chiều ở Hà Nội và TP HCM, phố lớn và tỉnh lẻ - Ảnh 1.

Giá heo hơi giảm nhưng giá thịt heo ở TP HCM vẫn cao (Ảnh minh họa: Báo Người Lao động)

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở Hà Nội và TP HCM đều giảm mạnh nhưng điểm khác biệt là Hà Nội có thể tự chủ 80 – 90% thịt heo trong khi TP HCM chỉ tự túc được 5 – 10%, còn lại phải nhập thịt heo ở các tỉnh lân cận.

Trong khi, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở TP HCM và tỉnh ĐBSCL, việc vận chuyển khó khăn nên chênh lệch giữa giá xuất chuồng - giá bán lẻ và giá thịt heo ở các địa phương.

Đơn cử như việc tỉnh Kiên Giang, An Giang không chấp nhận mẫu PCR giữa các tỉnh dù vẫn còn hiệu lực, lái xe phải test mẫu mới trong khi tỉnh Hậu Giang bắt hàng phải sang xe. Tất cả những yếu tố này làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn cao.   

Chênh lệch giữa phố lớn và tỉnh lẻ

Giá thịt heo không chỉ phân hóa ở 2 miền Nam – Bắc mà ngay cả những tỉnh lân cận cũng có sự chênh lệch lớn.

Cụ thể, giá thịt heo tại Hà Nội chỉ còn 80.000 – 120.000 đồng/kg trong khi các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, giá thịt heo giảm sâu xuống mức 65.000 - 80.000 đồng/kg, thấp hơn 15.000 - 40.000 đồng/kg.

Anh Trần Vương, tiểu thương tại chợ 337 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết khi Hà Nội bắt đầu giãn cách, giá thịt heo cao ở mức 120.000 – 160.000 đồng/kg bởi có một số lò mổ giảm công suất hoặc không được hoạt động, các chợ truyền thống cũng hạn chế người bán. Do đó, người bán ít, hàng ít thì giá tăng là lẽ đương nhiên.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-thit-heo-bien-dong-trai-chieu-o-ha-noi-va-tp-hcm-pho-lon-va-tinh-le-20211005142842484.htm

Thứ Hai

Nông dân trồng cà phê ở Brazil mất trắng vì biến đổi khí hậu

Chỉ trong 9 tháng đầu năm, cháy rừng, hạn hán, băng giá, những "đứa con" của biến đổi khí hậu lần lượt đổ bộ và tàn phá nền nông nghiệp Brazil.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Và tâm điểm của cuộc càn quét này là vùng Caconde, một ngôi làng nằm trong những cánh rừng ở phía tây bắc bang Sao Paulo.

Ông Antonio Ribeiro Goulart, một nông dân sở hữu trang trại với hơn 11.000 cây cà phê cho biết một cao nguyên cà phê xanh mướt đã biến thành đám củi khô chỉ sau 24 giờ băng giá ập đến.

Ông Goulart đã mất tất cả. Một tháng sau, ông dường như chưa hết bàng hoàng với những gì đã diễn ra.

Nông dân trồng cà phê ở Brazil mất trắng vì biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Những cây cà phê của ông Goulart ngả vàng, khô như củi sau trận băng giá. (Ảnh: Bloomberg)

Năm 2019, ông Goulart đã thế chấp một phần cà phê của trang trại để mua một chiếc máy tách vỏ cà phê. Song, với tình hình này, cà phê cũng không còn và nợ cũng chưa thể trả.

Trang trại này phải đợi đến sớm nhất là năm 2023 mới có cà phê để thu hoạch. Và chủ trang trại sẽ phải thương lượng với các nhà cung cấp về những điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế.

"Cũng như hàng nghìn người dân xung quanh, gia đình tôi sẽ chặt bỏ các cành nhỏ và hy vọng những mầm non sẽ nảy trở lại.

Còn trong trường hợp cả thân cây đều chết, không còn sự sống, chúng tôi buộc phải phá toàn bộ vườn cà phê và bắt đầu từ con số 0. Thực sự, chúng tôi không còn cách nào khác", ông Goulart nói.

Theo ông Ademar Pereira, đại diện Hiệp hội nông dân trồng cà phê vùng Caconde cho biết hạn hán đã kéo dài đến tháng thứ 7 liên tiếp. Hiện nay, độ ẩm của đất chỉ còn 20% trong khi độ ẩm lý tưởng để trồng cà phê là 60%. Thời tiết quá khắc nghiệt nên không thể có một vụ mùa bội thu.

Ở nơi cây cà phê chiếm 80% giá trị kinh tế vùng, nhiều nông dân cũng rơi vào trắng tay như ông Goulart.

Sau cơn hạn hán và băng giá, 1,5 triệu km2 cà phê bị hư hại, diện tích này tương đương đất nước Peru. Ngành cà phê Brazil đang phải đối mặt với những tổn thất lên tới 1,3 tỷ pound (gần 600 nghìn tấn) cà phê, lượng cà phê này đủ cho người Mỹ uống trong 4 tháng.

Các thương hiệu cà phê tranh giành nguồn cung

Việc thủ phủ cà phê Brazil mất mùa khiến thị trường cà phê thế giới bắt đầu rung chuyển. Dự báo sản lượng cà phê của Brazil năm 2021 giảm hơn 25% khiến giá cà phê arabica đã tăng 30% vào cuối tháng 7.

Điều này đã tạo ra một cuộc chiến ngầm giữa các nhà bán lẻ các phê lớn nhất thế giới như Starbucks Corp. và Nestle SA để đảm bảo nguồn cung.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nong-dan-trong-ca-phe-o-brazil-mat-trang-vi-bien-doi-khi-hau-20211003164039328.htm