Thứ Năm

Chiều 9/5, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét bà Hứa Thị Phấn



Trả lời đại diện VKS, bị cáo Trần Sơn Nam cho biết, hơn 15% cổ phần còn lại không phải của bà Hứa Thị Phấn mà của những người khác. Nhưng vì bà Phấn nắm trên 51% cổ phần nên nghĩ ngân hàng là của bà Phấn.

VKS: Có phải chỉ vì bị cáo là người làm công ăn lương nên mới chấp hành theo chỉ đạo của bà Phấn hay còn lý do nào khác?

Bị cáo Nam: Bị cáo không còn lý do nào khác.
16:08


Bị cáo Toàn: Bị cáo nghĩ rằng, căn nhà số 5 là của bà Phấn, ngân hàng của bà Phấn và có thẩm định nên bị cáo tin tưởng ký trên các biên bản và nghị quyết.

VKS: Nếu không phải là bà Hứa Thị Phấn chỉ đạo xuống mà là người khác trong ngân hàng chỉ đạo bị cáo có ký không?

Bi cáo Toàn : Vì bà Phấn là chủ ngân hàng, bà Phấn bán căn nhà của bà cho ngân hàng. Dù là chỉ đạo nhưng bị cáo cũng thấy hợp lý.
16:08


Đại diện VKS xét hỏi các bị cáo

Trả lời đại diện VKS, bị cáo Trần Sơn Nam cho biết, tại thời điểm bị cáo làm TGĐ ngân hàng thì bị cáo có mua khoảng 15 tỷ đồng tiền cổ phần. Bị cáo vay tiền của ngân hàng mua.

Ngoài 15 tỷ đồng này thì bị cáo còn đứng tên hộ bị cáo Phấn khoảng 30 tỷ đồng.

Bị cáo Huệ: Hợp đồng mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch thông qua 2 hợp đồng. Về thời gian, do lâu nên bị cáo không còn nhớ là ai đã đưa hợp đồng cho bị cáo ký. Việc thực hiện bị cáo cũng không nhớ rõ.

Theo bị cáo Huệ, về việc mua sắm thì bị cáo trực tiếp làm các giấy tờ. Thường thì sẽ thông qua họp HĐQT và cô Tuyền sẽ nắm và làm. Bị cáo cũng không phải người chỉ đạo cô Tuyền làm.

Về thủ tục, bị cáo không thể nhớ chính xác trong hoàn cảnh và trường hợp nào.
15:26


Bị cáo Lâm Kim Dũng (SN 1955, nguyên GĐ Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang)

Bị cáo là cháu của bị cáo Phấn. Năm 2006 làm việc cho bà Phấn. Năm 2010, bị cáo mới làm giám đốc Địa ốc Lam Giang do bà Phần nhờ làm đại diện pháp lý. Hoạt động điều hành đều do bà Phấn quyết định. Bị cáo chỉ là người thực thi chỉ đạo của bà Phấn.

Về việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, bị cáo chỉ biết qua hồ sơ và văn bản. Việc hủy và bán nhà, bị cáo chỉ ký chứ không biết rõ.

Căn nhà này đầu tiên là tài sản của công ty Lam Giang. Khi bị cáo về làm giám đốc thì đã có sẵn rồi.

Sau khi hoàn thành hồ sơ bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch cho Ngân hàng Đại Tín với số tiền 1.268 tỷ đồng, bị cáo không quan tâm đến vấn đề tài chính của công ty. Số tiền mà ngân hàng chuyển trả cho việc mua căn nhà này, công ty Lam Giang và bị cáo không sử dụng.

Khi ký bị cáo không suy nghĩ vì chỉ là người đi làm thuê với lương tháng hơn 10 triệu đồng.
15:07


Bị cáo Ngô Thị Kim Huệ (SN 1980, nguyên Phó TGĐ Ngân hàng Đại Tín, GĐ Công ty TNHH Phú Mỹ)


Bị cáo Huệ thừa nhận hành vi nêu trong bản cáo trạng là đúng.

Trình bày tại tòa, bị cáo Huệ cho biết, bị cáo là cháu của bà Hứa Thị Phấn. Năm 1989, ba bị cáo mất nên bà Hứa Thị Phấn nuôi cho ăn học từ lúc 9 tuổi cho tới đến bây giờ.

Sau khi bị cáo Huệ học đại học xong, thì bị cáo thực tập tại ngân hàng của bà Phấn. Tốt nghiệp xong thì theo bà Phấn đi làm.

Bị cáo Huệ thừa nhận triển khai việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.
14:43


HĐXX xét hỏi Trần Sơn Nam


Bị cáo Nam thừa nhận hành vi nêu trong bản cáo trạng là đúng và cho biết trường hợp của bị cáo cũng giống như bị cáo Hoàng Văn Toàn.

“Bị cáo chỉ là người làm thuê, làm việc theo chỉ đạo của bà Hứa Thị Phấn”, bị cáo Nam trình bày.

Về vấn đề ký mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, bị cáo Nam cho biết trước khi ký mua đã không kiểm tra. Bởi bị cáo Nam cho rằng, Ngân hàng Đại Tín là của bà Hứa Thị Phấn nên bị cáo tin tưởng và nghĩ việc làm của bà Phấn là đúng.
14:31


Theo bị cáo Toàn, bà Hứa Thị Phấn thể hiện việc làm chủ của mình qua các chỉ đạo các chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang. Việc thực hiện các chủ trương là ý của bà Hứa Thị Phấn chứ không phải của ngân hàng.

Bị cáo Toàn cho rằng, theo cách quản lý của bà Hứa Thị Phấn thì không ai có thể lừa và lấy tiền được của bà Phấn.

Khi HĐXX hỏi đến vấn đề thẩm định giá căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, bị cáo Toàn trả lời: “Tôi không được đào tào về thẩm định giá và cũng không nghiên cứu về thẩm định giá”.

Thứ Tư

Giá heo hơi hôm nay 31/5: Giá heo hơi tăng thẳng đứng, giá heo con tăng kỉ lục

Cập nhật giá heo hơi hôm nay 31/5 cho thấy nhiều địa phương giá heo hơi tăng theo đà thẳng đứng, đạt mức kỷ lục mới 52.000 đồng/kg, với đà này giá heo có thể đạt mốc 54.000 – 55.000 đồng/kg.

gia-heo-hoi-hom-nay-315-gia-heo-tang-thang-dung-gia-heo-con-tang-ki-luc

Cập nhật giá heo hơi hôm nay 31/5 cho thấy nhiều địa phương giá heo hơi tăng theo đà thẳng đứng, đạt mức kỷ lục mới 52.000 đồng/kg. Ảnh minh họa

Giá heo hơi tăng mạnh đạt mức kỷ lục 52.000 đồng/kg tại nhiều nơi khiến nhiều người lo ngại heo từ Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai thì giá heo hơi tăng nhưng nguồn cung trong nước vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường nên heo Trung Quốc khó có thể xâm nhập.
Theo dự báo với đà tăng hiện nay giá heo hơi có thể đạt mốc đỉnh điểm 54.000 – 55.000 đồng/kg như năm 2016.
Cùng với giá heo tăng giá thức ăn chăn nuôi lại đang tăng lên, các loại cám lợn đã 2 đợt tăng giá, mỗi bao cám loại 25kg tăng trung bình 7.000 đồng/bao, hiện ở mức 270.000 - 300.000 đồng/bao. Theo nhiều hộ chăn nuôi giá heo hơi tăng cũng đẩy giá heo con tăng mạnh lên mức 1,4 – 1,5 triệu đồng/con.
Giá heo hơi hôm nay 31/5 tại miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay tại thị trường miền Bắc không có nhiều biến động so với ngày hôm qua, chỉ tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương.
Nhưng đáng chú ý, giá heo hơi tại Bắc Giang và Ninh Bình đang là 2 địa phương có mức giá cao nhất cả nước là 52.000 đồng/kg.
Còn các tỉnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hải Dương, Vĩnh Phúc đồng loạt báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.
Tại Hà Nội, Lào Cai, Thái Nguyên... Giá heo hơi hôm nay đều dao động ở mức giá 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại, giá heo hơi không có thay đổi so với hôm qua. Riêng tỉnh Yên Bái giá heo hơi đang ở mức 49.000 đồng/kg.
Như vậy, sau đợt tăng giá mạnh ngày hôm nay, giá lợn hơi toàn miền Bắc đang được thu mua từ 49.000 - 52.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, giá heo con tuần này đã tăng khoảng 400.000 đồng/con so với tuần trước tại khu vực này và đang có giá từ 1,2 triệu đồng/con đến 1,4 đồng/con với loại heo 7kg đến 10kg.
Giá heo hơi hôm nay 31/5 tại miền Trung, Tây Nguyên
Giá heo hơi hôm nay tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng đang duy trì ở mức cao. Đặc biệt, theo Đời sống & pháp lý ghi nhận, một số nơi đã tăng lên mức 52.000 đồng/kg như Hà Tĩnh và Nghệ An.
Còn ở một số tỉnh khác giá heo hơi cũng tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg như Quảng Bình và Quảng Nam. Toàn miền có tỉnh Bình Định giá heo giảm nhẹ từ 45.000 đồng/kg xuống còn 44.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay toàn miền dao động từ 44.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo giống tại miền Trung và Tây Nguyên có giá khoảng 1 – 1,1 triệu đồng/con (biểu cân 8 – 10kg).

gia-heo-hoi-hom-nay-315-gia-heo-hoi-tang-thang-dung-gia-heo-con-tang-ki-luc

Theo nhiều hộ chăn nuôi giá heo hơi tăng cũng đẩy giá heo con tăng mạnh lên mức 1,4 – 1,5 triệu đồng/con. Ảnh minh họa

Giá heo hơi hôm nay 31/5 tại miền Nam
Giá heo hơi hôm nay tại thị trường miền Nam diễn biến khá sôi động, nhiều nơi tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Trong đó đáng chú ý có tỉnh Bình Phước giá heo tăng 3.000 đồng/kg lên 48.000 đồng/kg.
Ngoài ra, tại Cần Thơ cũng tăng từ 45.000 đồng/kg lên 47.000 đồng/kg, Vĩnh Long có mức tăng 2.000 đồng/kg lên 49.000 đồng/kg. TP HCM tăng khoảng 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại thủ phủ nuôi heo Đồng Nai hôm nay không có nhiều biến động về giá bán, giá heo hơi tại đây vẫn đang phổ biến từ 47.000 - 49.000 đồng/kg. Nhưng lại có Đồng Tháp giảm nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg.
Theo thông tin trên tờ Dân việt, báo cáo mới đây của Bộ NNPTNT, giá lợn hơi bắt đầu nhích lên từ đầu tháng 4/2018 nhưng trong tháng 5 bất ngờ tăng liên tục và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại.
So với cuối năm 2017, giá lợn hơi tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã tăng tới 16.000 đồng/kg lên 43.000 – 46.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc cũng tăng 11.000 – 12.000 đồng/kg lên 43.000 – 47.000 đồng/kg. Thậm chí có nơi tăng tới 15.000 đồng/kg như Sơn La, Điện Biên...
Ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước giảm khoảng 5,4% so với cùng thời điểm năm 2017. Như vậy, con số giảm này không phải quá cao dẫn đến tổng đàn giảm đột ngột và tăng giá.
Ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho biết: Tổng đàn lợn nái hiện chỉ giảm từ 4,3 xuống còn 3,9 triệu con và hầu hết chỉ giảm trong dân, còn các công ty lớn vẫn duy trì đàn nái bình thường do họ trường vốn.
Dự báo giá thịt lợn trong tháng 6/2018 sẽ không tăng nhiều do vào mùa nóng, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn giảm đi.

XÉT XỬ VỤ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN SÁNG 10/5: LÀM RÕ VIỆC NÂNG KHỐNG GIÁ TRỊ CĂN NHÀ SỐ 5 PHẠM NGỌC THẠCH

Sáng 10/5, TAND TP HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của vụ án  “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank - sau đổi thành ngân hàng VNCB và nay là ngân hàng CB).

Phiên tòa nghỉ

11:17
Người liên quan: Lê Hoàng Minh (Phó GĐ Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín) trả lời VKS

Nhiệm vụ của tôi là xử lý nợ tại công ty. Ngoài ra, tôi chỉ quan lý chung như rà soát chứ không chịu trách nhiệm về nội dung. Tôi xác định rằng có hành vi ký nháy trên kết luận định giá và chứng thư định giá trước khi đưa cho Nguyễn Công Tụ (SN 1959, nguyên GĐ Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín).

11:00
VKS hỏi Bùi Thế Nghiệp

Khi mà công ty bắt đầu thành lập thì có biểu mẫu sẵn về các chứng thư, hợp đồng. Sau đó, bị cáo có báo với GĐ trên biểu mẫu của công ty không phải là thẩm định giá và định giá nhưng ban GĐ vẫn giữ nguyên quyết định kêu bị cáo làm.

VKS: Ai là người soạn hợp đồng định giá với công ty Lam Giang?

Bị cáo Nghiệp: Thường thì ai định giá thì người đó sẽ soạn thảo. Mục đích của hợp đồng này chỉ để tham khảo.

Trả lời đại diện VKS, bị cáo Nghiệp cho biết trước khi đưa ra giá thẩm định 1.268 tỷ đồng cho căn nhà số 5 thì bị cáo đã đưa ra nhiều giá khác nhưng ban GĐ không đồng ý.

VKS: Về tài liệu liên quan đến BĐS số 5 Phạm Ngọc Thạch thì ai đưa cho bị cáo?

Bị cáo Nghiệp: Bị cáo không nhớ. Bị cáo chỉ được phân công trực tiếp từ Ban GĐ và đề nghị đưa ra giá tốt nhất chứ không ai đưa ra cụ thể giá cho bị cáo.

Giá mà bị cáo đưa ra phải thông qua Phó GĐ, sau đó mới đưa lên cho GĐ ký.

VKS: Giá đầu tiên bị cáo đưa ra là bao nhiêu?

Bị cáo Nghiệp: Bị cáo không nhớ. Bị cáo chỉ nhớ bị cáo đã trình giá 2 lần, do ban GĐ không đồng ý nên mới đưa ra giá 1.268 tỷ đồng. Bị cáo không tiếp xúc khách hàng mà chỉ làm công việc định giá.

VKS: Vậy hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khách hàng ai sẽ là người trách nhiệm pháp lý?

Bị cáo Nghiệp: Bị cáo chỉ nhận hồ sơ mà khách hàng cung cấp và làm theo nghiệp vụ.

10:52
Nguyễn Công Tụ (SN 1959, nguyên GĐ Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín)

Nguyễn Công Tụ (SN 1959, nguyên GĐ Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín)" style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: 0px; color: rgb(0, 56, 101); position: relative; display: block;">live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 105 lam ro viec nang khong gia tri can nha so 5 pham ngoc thach 
Nguyễn Công Tụ (SN 1959, nguyên GĐ Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín)
Bị cáo khi thực hiện chứng thư thẩm định căn nhà số 5 vì bị cáo có sự hiểu lầm về chức năng giữa bản định giá và thẩm định giá. Bị cáo biết là theo pháp luật là sai nhưng bị cáo không cố ý.

Bị cáo Nghiệp không báo cáo gì cho bị cáo và bị cáo cũng không chỉ đạo Nghiệp thực hiện trong việc này. Bị cáo không có nghiệp vụ định giá.

HĐXX: Bị cáo là GĐ tại sao lại không hiểu về định giá?

Bị cáo Tụ: Vì trong công ty có nhiều chức năng và định giá là một chức năng nhỏ trong công ty và là nghiệp vụ cụ thể nên bị cáo không nắm được.

Sau khi xem xét lại, bị cáo đã thấy hành vi của mình là sai và mong HĐXX xem xét để có những khoan hồng cho bị cáo.

10:40
HĐXX hỏi Bùi Thế Nghiệp (SN 1979, nguyên định giá viên Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín)

Bị cáo được anh Nguyễn Công Tụ (nguyên GĐ Công ty TrustAsset Ngân hàng Đại Tín) giao cho thẩm định căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Bị cáo chỉ có bằng định giá không có bằng thẩm định giá. Vì sợ mất việc nên bị cáo đã thực hiện định giá căn nhà theo phương pháp “giá trị thặng dư”.

HĐXX: Về định giá tài sản có phải lập hội đồng định giá không?

Bị cáo Nghiệp: Bị cáo không biết. Bị cáo chỉ học thêm tín chỉ. Thời điểm đó, định giá bất động sản mới vừa có chưa có văn bản hướng dẫn, bị cáo làm vì trong công ty đều có các quy chế mẫu. Bị cáo biết sai và báo cáo với GĐ. Ban GĐ nói đây đã có biểu mẫu sẵn rồi, bị cáo chỉ làm theo nghiệp vụ của bị cáo thôi.

Trước khi định giá tài sản, bị cáo không tìm hiểu về quy hoạch của nhà nước mà chỉ so sánh các BĐS. Bị cáo cảm thấy hối hận khi làm việc này, đã gây ảnh hưởng đến ngân hàng.

10:07
Phiên toà tiếp tục làm việc

09:54
Phiên toà nghỉ giải lao

09:46
Lâm Hồng Trinh trả lời HĐXX: Các hành vi trong cáo trạng nêu đúng. Bị cáo khi làm việc với CQĐT thì được xem các tài liệu. Lúc đó bị cáo thấy mình đã sai và xin nhận lỗi.

Tuy nhiên, trong lúc xem xét hồ sơ bị cáo thấy có sự đồng ý của ngân hàng nhà nước, có sự thẩm định giá và có nghị quyết của HĐQT nên bị cáo nhận thức kém, bị cáo mới ký.

Khi xem thì bị cáo thấy tất cả chỉ mỗi bị cáo chưa ký. Còn tất cả thành viên khác đã ký hết nên bị cáo cũng ký theo.

Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là đồng ý cho ngân hàng Đại Tín nhưng thời điểm bị cáo ký thì ngân hàng chưa tăng vốn.

Bị cáo thấy mình đã sai, mong HĐXX xem xét cho bị cáo

09:45
HĐXX hỏi Trần Thị Hồng Phương

Lúc chuyển tiền đầu tiên thì tôi không biết và không có mặt. Tháng 12/2011 khi quyết toán thì tôi mới đi làm lại và biết sự việc.

Hạch toán vào mua sắm tài sản cố định, vì chỉ mới vào tạm ứng. Số tiền từ Ngân hàng chuyển về cho công ty Lam Giang là chuyển bằng tiền mặt. Nguồn chuyển từ vốn hoạt động của ngân hàng.

HĐXX: Vậy thì tiền nằm ở đâu?

Phương: Tôi không nhớ, tôi sẽ xem và trả lời HĐXX sau. Chị Trinh phụ trách về HCNS, phiếu đề nghị tạm ứng thì chị Trinh là người ký duyệt thì mới chuyển cho kế toán thực hiện.

09:30
Lâm Hồng Trinh (SN 1967, nguyên thành viên HĐQT, Phó TGĐ Ngân hàng Đại Tín)

Theo sự phân công bị cáo phụ trách hành chính nhân sự, chi tiêu nội bộ. Nhưng hạn mức là dưới 100 triệu đồng, nếu trên thì phải xin tờ trình của TGĐ và HĐQT

VKS: Vì vậy căn nhà số 5 thì có phải có phê duyệt của HĐQT

Bị cáo Trinh: Phòng hành chính quản trị phụ trách về việc mua bán. Trên cơ sở của nghị quyết của HĐQT, sau khi phòng hành chính xem xét hồ sơ rồi chuyển qua kế toán. Bị cáo là người cuối cùng xem qua hồ sơ.

VKS: Về căn nhà số 5, bị cáo có ký vào biên bản họp?

Bị cáo Trinh: Bị cáo phê duyệt trên cơ sở biên bản họp HĐQT và tờ trình của GĐ.

Ngô Trí Đức

Về căn nhà số 5 thì tôi không liên quan và biết. Tôi là nhân viên làm công cho ngân hàng chứ không có mối quan hệ với bà Phấn. Thông qua mối quan hệ thì tôi có quen chị Chi nên chị có được mời về làm.

08:39
VKS hỏi Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền (thư ký HĐQT Trustbank)

Với vai trò này tôi tiếp nhận các văn bản như tờ trình từ các bộ phận nội bộ trong ngân hàng và sẽ trình cho HĐQT. Nếu HĐQT đề nghị lấy ý kiến của các thành viên trong HĐQT thì văn phòng sẽ soạn thảo văn bản để gửi đến từng người. Trong khi HĐQT họp thì tôi ghi biên bản.

VKS: Trong tài liệu có biên bản họp HĐQT về căn nhà số 5
Nguồn https://vietnammoi.vn/tags/ngan-hang-dai-tin-36648.tag
Tuyền: Văn phòng không lập nhưng tôi có ký tại vị trí thư ký. Còn người lập tôi không rõ. Tôi nhận biên bản từ chị Huệ. Về căn nhà số 5 thì có 3 biên bản: mua lần đầu, hủy và mua lần 2. Về giá mua lần đầu thì lâu quá tôi không nhớ.

VKS: Họp xong lập Nghị quyết HĐQT thì ai lập?

Tuyền: Thường thì văn phòng sẽ lập. Sau khi có văn bản và đầy đủ chữ ký thì văn phòng sẽ soạn thảo nghị quyết trình HĐQT. Nhân viên văn phòng sẽ chuyển văn phòng HĐQT hoặc phòng hành chánh điều hành. Nghị quyết thường liên quan và gửi đến các thành viên HĐQT.

VKS: Liên quan đến căn nhà này thì chuyển cho ai?

Tuyền: Đến các thành viên HĐQT

VKS: Khi thực hiện biên bản họp HĐQT mà không tổ chức họp thì ai chỉ đạo ký vô biên bản?

Tuyền: Chị Ngô Kim Huệ đưa và nói là ký vào chỗ của thư ký. Lúc đó chỉ một mình tôi là thư ký của HĐQT thì tôi nghĩ rằng mọi việc của HĐQT đã bàn bạc, thống nhất thì cần có biên bản nên ký để hoàn thiện biên bản.

Trần Thị Hồng Phương (kế toán)

VKS: Về căn nhà số 5, có thời điểm mua rồi hủy, chị có nắm không?

Phương: Về chủ trương tôi không được bàn và phòng kế toán cũng vậy. Khi có biên bản đưa xuống thì chúng tôi thực hiện, gồm biên bản HĐQT và Nghị quyết. Đầu tiên để chuyển tiền đi thì tôi không biết và không trực tiếp làm. Thời điểm cuối 2011, tôi bị động thai nên nằm ở nhà.

Tôi có ký với vai trò là kế toán trưởng, toàn bộ hồ sơ liên quan đến chữ ký của tôi đều là chữ ký đúng. Nếu trong tài khoản hoạt động của ngân hàng thì sẽ lấy tiền ra chi trả.

Khi quy trình mua phê duyệt tài sản: ở phòng tài sản, trực tiếp là phòng tài chính sẽ phê duyệt, khi đó mang lên cho mình thì kiểm tra có đúng không rồi trình lên cho phó tổng là chị Trinh

Mặc dù là kế toán trưởng nhưng mọi việc phải duyệt qua phó tổng rồi mới hạch toán. Tôi chỉ có quyền xem xét về mặt hạch toán chứ không có quyền ký đưa tiền ra khỏi ngân hàng.

08:18
Các bị cáo đã được dẫn giải vào phòng xét xử

live xet xu ba hua thi phan sang 105 lam ro viec nang khong gia tri can nha so 5 pham ngoc thach
Theo HĐXX, hôm nay bị cáo Loan vẫn đưa con nhỏ đến tòa vì vậy đã đưa qua phòng chăm sóc đặc biệt. HĐXX đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bị cáo Loan và cháu nhỏ.


Đề nghị lực lượng bảo vệ và dẫn giải không cho phép bị cáo Loan mang con nhỏ vào phòng. Bị cáo Loan chỉ được vào phòng xét xử khi đã gửi cháu bé cho bác sĩ và lực lượng y tế.


Ngoài ra, HĐXX yêu cầu, những ngày bị cáo Loan đến tòa phải báo cho HĐXX biết vì tình trạng sức khỏe của bị cáo và HĐXX biết sắp xếp kế hoạch làm việc.

08:16
live xet xu ba hua thi phan sang 105 lam ro viec nang khong gia tri can nha so 5 pham ngoc thach
Các bị cáo tại tòa.
Theo kế hoạch, trong phiên tòa sáng nay, HĐXX sẽ tiếp tục làm rõ hành vi của bà Hứa Thị Phấn (SN 1947, nguyên Cố vấn Cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín và nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu Tư Phát triển Phú Mỹ) và các đồng phạm đã nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho TrustBank, chiếm đoạt và gây thiệt hại cho TrustBank hơn 1.105 tỷ đồng.

Trước đó, tại phiên tòa hôm qua (9/5), HĐXX và đại diện VKS TP HCM đã tiến hành xét hỏi một số bị cáo liên quan đến hành vi này.

Trả lời tại tòa, bị cáo Hoàng Văn Toàn (SN 1953, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín) cho biết, bị cáo được bà Phấn mời về ngân hàng Đại Tín làm việc và đứng tên cổ phần giúp cho bà Phấn.

Theo bị cáo Toàn, mặc dù được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhưng bị cáo chỉ đứng trên danh nghĩa pháp lý mà không hề có thực quyền và thực hành. Bị cáo chỉ làm thuê cho bà Hứa Thị Phấn nên không có quyền quyết định.

Liên quan đến căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, bị cáo Toàn bao biện rằng vì nghĩ đây là nhà của bà Phấn, ngân hàng của bà Phấn và có thẩm định nên bị cáo tin tưởng ký trên các biên bản và nghị quyết. Ngoài ra, bị cáo Toàn khẳng định bản thân không được đào tạo về thẩm định giá và cũng không nghiên cứu về thẩm định giá.

Cũng như bị cáo Toàn, Trần Sơn Nam (SN 1969, nguyên thành viên HĐQT, TGĐ Ngân hàng Đại Tín), Ngô Kim Huệ (SN 1980, nguyên Phó TGĐ Ngân hàng Đại Tín, GĐ Công ty TNHH Phú Mỹ) và Lâm Kim Dũng (SN 1955, nguyên GĐ Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang) đều thừa nhận hành vi nêu trong cáo trạng là đúng.

Tuy nhiên, các bị cáo này đều cho rằng, bản thân các bị cáo chỉ là người làm thuê và không hưởng lợi từ số tiền chiếm đoạt được của Trustbank.