Dòng tiền ồ ạt đổ về Thanh Hoá trong thời gian qua xuất phát từ Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhóm 4 tỉnh và thành phố trên sẽ hình thành một tứ giác phát triển ở khu vực phía bắc.
Trong phiên họp sáng ngày 16/9 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh này nhằm nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới.
Việc được định hướng trở thành một trong tứ trụ phía bắc kéo theo kế hoạch phát triển hạ tầng của tỉnh. Sẽ có khoảng gần 35.000 tỷ đồng vốn đầu tư đổ vào hơn 40 dự án giao thông trong giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Thanh Hóa.
Riêng trong năm nay, dự án đường Vành đai phía tây TP Thanh Hóa sẽ được hoàn thành. Đây là trục đường chính của TP Thanh Hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh.
Trong thời gian tới, khi cao tốc Bắc – Nam đoạn Thanh Hóa – Ninh Bình đi vào hoạt động sẽ thu hẹp khoảng cách giữa Thanh Hóa với đầu tàu kinh tế Thủ đô Hà Nội, mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh yếu tố hạ tầng, mục tiêu phát triển diện tích xây dựng nhà ở của tỉnh này cũng là điểm đáng chú ý với giới đầu tư. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, tổng diện tích xây dựng nhà ở đến năm 2025 dự kiến tăng thêm khoảng 19,6 triệu m2 sàn, tương ứng với khoảng 193.939 căn.
Chỉ trong hai tháng 7 - 8/2021, tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận đầu tư rất nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư ở nhiều khu vực trên địa bàn với tổng vốn đầu tư lên đến cả nghìn tỷ đồng, ví dụ như Khu xen cư phố Thành Yên (66.926 tỷ đồng), Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại Sầm Sơn (3.046,9 tỷ đồng), Khu dân cư Mỹ Hưng thuộc huyện Nga Sơn (1.484 tỷ đồng)...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét