Thứ Bảy

Kỳ vọng dùng ngô biến đổi gen để hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong cảnh ăn đong

Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở top đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải nhập khẩu 70 - 85% nguyên liệu từ nước ngoài và hàng năm đều tăng cả về lượng cũng giá trị.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 - 5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi trong khi nhu cầu các doanh nghiệp sản xuất lại cần tới 26 - 27 triệu tấn các loại.

Do đó, phần lớn nguyên liệu của ngành lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là ngô. Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1,8 tỷ USD để nhập khẩu 6,4 triệu tấn ngô, tăng 11,5% về lượng, tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Ngô biến đổi gen có giải được bài toán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi? - Ảnh 1.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2019 đến 5 tháng đầu năm 2021 (Số liệu: VIPA, Đơn vị: tỷ USD - Đồ hoạ: Hoàng Anh)

Nhu cầu về nguyên liệu ngày càng tăng trong khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu bên ngoài khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được giá thành sản xuất.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi ghi nhận tăng trưởng bình quân 5 - 6% (trong 10 năm qua), ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam cũng tăng trưởng đáng kể với tốc độ 13 - 15%/năm.

Chia sẻ tại hội thảo "Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TACN tại Việt Nam", ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VIPA), cho biết tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm năm 2020 đạt 20,3 triệu tấn đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi.

VIPA dự báo đến năm 2026 nhu cầu thức ăn chăn nuôi của nước ta sẽ cần khoảng 28 - 30 triệu tấn/năm, trong đó quá nửa sản lượng dành cho ngành gia cầm.

Khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng thì giá thành sản xuất và giá bản thức ăn chăn nuôi thành phẩm lập tức tăng theo, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép về về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ky-vong-dung-ngo-bien-doi-gen-de-ha-nhiet-gia-thuc-an-chan-nuoi-20210812112658274.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét