Thứ Tư

Doanh nhân Trần Quí Thanh: Khởi nghiệp không phải là đua nhau mở công ty

Ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh chia sẻ bí quyết khởi nghiệp với bạn trẻ rằng "khởi nghiệp không phải là đua nhau mở công ty".

Doanh nhân Trần Quí Thanh: Khởi nghiệp không phải là đua nhau mở công ty

Một bạn trẻ đã chia sẻ ước mơ thành doanh nhân và mong nhận được bí kíp khởi nghiệp từ ông Trần Quí Thanh, ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát: "Cháu ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt đóng góp cho xã hội nhưng hiện tại khi tìm kiếm cơ hội, lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh lại rất bối rối. Không biết mình nên chọn ngành gì để kinh doanh giữa nhiều nhu cầu xã hội. Theo chú, ngoài hiểu rõ sở trường, thế mạnh của bản thân cháu nên bắt đầu từ đâu với ước mơ của mình? Mỗi ngày nên có hành động phù hợp cụ thể như thế nào để tìm thấy các cơ hội và bắt đầu khởi nghiệp?

Là người luôn cởi mở và sẵn sàng hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp. Doanh nhân Trần Quí Thanh trước hết đã gửi lời chú chúc mừng bạn trẻ đã có có ước mơ, có hoài bão, còn hơn nhiều bạn trẻ ham chơi, không có những trăn trở, sống ích kỷ, không lo được cho bản thân, chứ chưa tính đến đóng góp cho xã hội.

Theo ông Trần Quĩ Thanh, khi bạn trẻ có những trăn trở, có khát vọng, thì trước sau cũng sẽ đạt được mục đích. Tuy nhiên, trước hết phải hiểu khởi nghiệp là gì?

Dưới đây là những chia sẻ của ông Trần Quí Thanh về khởi nghiệp:

Sai lầm về  start up - khởi nghiệp

Gần đây rộ lên phong trào khởi nghiệp, đi đâu cũng nghe nói start up, nhưng không mấy người hiểu được khởi nghiệp một cách đúng đắn. Khởi nghiệp không phải là lao ra thành lập một công ty buôn bán, làm ăn, cố sống cố chết làm một ông chủ. Cực kỳ sai lầm.

Muốn khởi nghiệp cần có một sự chuẩn bị về bản thân, tích lũy đầy đủ tiêu chuẩn, chuẩn mực, bài bản. Cách kêu gọi hiện nay mang tính phong trào hơn là trọng thực chất, một người khởi nghiệp thành công còn hơn vạn người khởi nghiệp mà chẳng nên cơm cháo gì.

Để điều hành một doanh nghiệp, cần có những kiến thức, kinh nghiệm về quản trị kinh doanh, hiểu biết pháp luật căn bản. Vì vậy, các bạn trẻ cần đi làm ở một doanh nghiệp, vừa làm việc, được nhận lương, lại vừa học tập từ thực tế, đúc kết kinh nghiệm cho mình, cái đó đã là bắt đầu cho một sự khởi nghiệp.

Nhưng điều quan trọng nhất là cháu có sáng kiến gì không, có cái gì mới không, sản phẩm, mô hình dịch vụ độc đáo, những thứ chưa ai làm hoặc cùng loại sản phẩm, dịch vụ nhưng khác biệt về chất lượng. Sản phẩm mà cháu sở hữu, nó sẽ tạo ra giá trị cho xã hội, giá trị càng cao thì thành công càng lớn.

Chú ví dụ, hàng không ở Việt Nam có từ lâu, kể cả hàng không tư nhân, nhưng bà Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ra một sản phẩm mới là "hàng không giá rẻ". Đây là điển hình của mô hình khởi nghiệp thành công.

Xem thêm: Doanh nhân Trần Quí Thanh: Hãy biết cúi đầu để tìm chiến thắng!

Đừng lo thiếu vốn

Cháu đừng lo thiếu vốn, khi cháu có sáng kiến có giá trị, sản phẩm của cháu chắc chắn sẽ được thị trường chấp nhận hay một mô hình độc đáo áp dụng hiệu quả vào đời sống, thì cháu sẽ thuyết phục được các nhà đầu tư tài chính để họ tin tưởng hỗ trợ triển khai sản xuất.

Còn ra mở quán cà phê, quán ăn như bao nhiêu người khác, cũng tốt thôi, nhưng đó là công việc bình thường như bao nhiêu người khác, chẳng có gì khác biệt để ồn ào khởi nghiệp.

Hãy hiểu khởi nghiệp là làm cái mới, tạo một giá trị mới đóng góp cho xã hội. Theo tư duy này, nhiều chuyên gia cho rằng, các bạn trẻ hãy khai thác tối đa những điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để khởi nghiệp, tạo ra những sản phẩm công nghệ theo kịp với bước tiến của thời đại.

Còn đối với những người không có gì đột phá, không sở hữu sản phẩm sáng tạo hay mô hình dịch vụ độc đáo, thì hãy lập nghiệp bình thường như bao người khác. Như vậy cũng tốt cho bản thân và góp phần xây dựng xã hội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét