Thứ Tư

Bộ NN-PTNT thu hút đầu tư nghiên cứu KHCN trong chăn nuôi - thú y

Ngày 29/8 tại Viện Chăn nuôi (Hà Nội), Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ chuyên ngành chăn nuôi - Thú y.
Đại biểu, chuyên gia tham luận tại Hội nghị KHCN chuyên ngành chăn nuôi - Thú y của Bộ NN-PTNT
Theo Vụ KH-CN&MT (Bộ NN-PTNT), trong giai đoạn 2013 - 2018, thông qua thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án SX thử nghiệm, các nhà khoa học đã chọn tạo cũng như giới thiệu vào SX nhiều tiến bộ, giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao.
Cụ thể, trong lĩnh vực chăn nuôi đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhận, 11 sản phẩm được trao giải thưởng Bông lúa Vàng năm 2012, 2015, 6 sản phẩm được trao tặng Sản phẩm Vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016. Điển hình là các dòng gà thịt Ri Vàng Rơm, TP, gà trứng HA, dòng lợn VCN/TP, vịt biển, vịt siêu nạc, hướng trứng, kiêm dụng, đà điểu…
Trong lĩnh vực thú ý, đã có 6 tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhân giai đoạn 2013 - 2016. Đã nghiên cứu thành công và đưa vào SX 7 loại vacxin, như tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn đông khô, vắc xin viêm gan vịt - ngan nhược độc đông khô… Bên cạnh đó, đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào SX các chủng giống vi rút để SX vắc xin phòng cúm gia cầm và bệnh tai xanh. Đã xây dựng được danh mục giống vi rút gia cầm A/H5N1, Gumboro, New Caxon…
Trên cơ sở những thành tựu, kết quả, hạn chế đã được chỉ ra tại Hội nghị, thời gian tới định hướng nghiên cứu KHCN của Bộ NN-PTNT tập trung vào đổi mới theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh các nghiên cứu chuyển giao.
Đặc biệt là công tác xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu KHCN trong chăn nuôi để mọi thành phần kinh tế đều được tham gia đầu tư, trong đó đặc biệt coi trọng hoạt động khoa học ứng dụng của DN. Ưu tiên chọn tạo vật nuôi chủ lực chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tiến hành phục tráng một số vật nuôi bản địa có nguồn gen tốt và hướng đến chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín bền vững.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét